“Khóc” theo thị trường ngoại

Ông H.T., giám đốc Công ty TNHH may LT (Q.Bình Tân, TP.HCM), thở hắt ra khi nhắc đến hợp đồng may khoảng 500.000 quần kaki dạng lửng dành cho trẻ 12-13 tuổi, xuất cho một đối tác để bán trong siêu thị ở thị trường Pháp.

Ông H.T., giám đốc Công ty TNHH may LT (Q.Bình Tân, TP.HCM), thở hắt ra khi nhắc đến hợp đồng may khoảng 500.000 quần kaki dạng lửng dành cho trẻ 12-13 tuổi, xuất cho một đối tác để bán trong siêu thị ở thị trường Pháp.

“Do giá trị mặt hàng tương đối thấp, độ khó không cao nên giá gia công đương nhiên phải thấp. Nhưng nếu không nhận hợp đồng này sẽ không có việc cho khoảng 300 công nhân” - ông H.T. nói.

Sản xuất giày xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở Bình Dương. 

Sản xuất giày xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở Bình Dương. 

Dù không nói giá trị lô hàng, nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, giá gia công mà Công ty LT đang thực hiện cho lô hàng nói trên chỉ khoảng 50 cent/sản phẩm (tức khoảng 250.000 USD cả lô hàng). Với số tiền này, ông H.T. phải “gồng” lắm mới trang trải đủ chi phí sản xuất, lợi nhuận gần như không có. Cũng theo ông H.T., đây là khách đặt hàng khá quen thuộc của công ty nên không thể từ chối.

Không chỉ có ngành may, bà T.L., giám đốc doanh nghiệp tư nhân giày PL (Bình Dương), cũng cho biết hiện không có nhiều khách hàng đặt sản phẩm có giá trị cao, thay vào đó chỉ là hàng trung bình hoặc thấp cấp do đầu ra cực kỳ khó khăn.

“Xu hướng tiêu dùng của các nước trên thế giới nghiêng hẳn về phía tiết kiệm chi tiêu, nên các chất liệu dùng sản xuất các mặt hàng thiết yếu sử dụng hằng ngày như quần áo, giày dép cũng đều được cắt giảm tối đa” - bà T.L. nhận xét. Bản thân công ty của bà hiện đang làm đơn hàng 300.000 đôi giày nữ thời trang với giá gia công 1,2-1,3 USD/đôi.

“Nếu trước đây cũng đôi giày kiểu này nhưng chất liệu bằng da thay cho simili, kèm thêm một vài phụ kiện nhỏ, thì năm nay các phụ kiện đi theo giày không có nên giá trị đôi giày thấp hẳn đi rất nhiều” - bà T.L. chia sẻ.

Theo ông Phạm Xuân Hồng - phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN (Vitas), ngay cả với thị trường “dễ chịu” nhất là Mỹ thì xu hướng “ăn chắc, mặc bền” cũng đã xuất hiện khá rõ nét. Riêng thị trường Nhật, dù tỉ lệ đặt hàng không sụt giảm mạnh như ở thị trường châu Âu, nhưng phần lớn khách hàng đều đặt những sản phẩm giản đơn, nguyên phụ liệu sử dụng trị giá thấp hơn những đơn hàng trước 10-15%.

Ông Hồng cho rằng dự báo năm 2013, tình hình đơn hàng sẽ không thiếu cho các doanh nghiệp may xuất khẩu vì xu hướng dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang VN ngày một rõ rệt. Vấn đề là tùy quy mô của từng doanh nghiệp họ sẽ chọn được khách đặt hàng nào, làm sản phẩm gì cho phù hợp với năng lực sản xuất cũng như năng lực tài chính của mỗi doanh nghiệp.

“Tuy nhiên, nếu trong tình huống bắt buộc phải nhận hợp đồng để duy trì việc làm cho công nhân, các doanh nghiệp cũng cần tính toán, chọn lựa mặt hàng cẩn trọng, vì không loại trừ trường hợp nhiều nhà đặt hàng cố tình ép giá để tạo ra mặt bằng giá thấp chung cho tất cả doanh nghiệp xuất khẩu trong nước” - một chuyên gia lâu năm trong ngành khuyến cáo.

Trong khi đó, theo tính toán của các doanh nghiệp, hiện chi phí đầu vào phục vụ sản xuất đã tăng so với năm ngoái 15-20%.

“Tất cả chi phí cấu thành cho sản xuất, từ tiền lương nhân công đến các khoản chi phí liên quan khác như điện, xăng, chi phí vận tải, chi phí thủ tục xuất nhập khẩu, lãi vay ngân hàng... vẫn đang ở mức rất cao” - ông Hồng nói.

Với chi phí tăng cao như vậy, dù đã được các nhà đặt hàng chia sẻ thông qua chấp nhận giá đơn đặt hàng của năm 2013 tăng so với năm trước trung bình 5%, nhưng mức “bù đắp” này vẫn không thể theo kịp so với chi phí hiện tại mà doanh nghiệp đang phải oằn lưng gánh trả.

Các tin khác