Tổng số tiền xử lý vi phạm thu được nộp vào ngân sách nhà nước hơn 3.940 tỷ đồng.
Điển hình, các cơ quan chuyên trách tại TPHCM mới kiểm tra, phát hiện 18 kho hàng trên đường Phạm Văn Chí (quận 6), với các lỗi vi phạm như: không xuất trình được hóa đơn chứng từ (32.000 sản phẩm các loại); lắp ráp, sản xuất các mặt hàng thuộc đối tượng phải chứng nhận hợp quy nhưng không thực hiện chứng nhận hợp quy; hàng hóa có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ tiếng Việt với hơn 53.000 sản phẩm; hàng cấm kinh doanh là đồ chơi có hại đến sức khỏe, nhân cách trẻ em…
Điển hình, các cơ quan chuyên trách tại TPHCM mới kiểm tra, phát hiện 18 kho hàng trên đường Phạm Văn Chí (quận 6), với các lỗi vi phạm như: không xuất trình được hóa đơn chứng từ (32.000 sản phẩm các loại); lắp ráp, sản xuất các mặt hàng thuộc đối tượng phải chứng nhận hợp quy nhưng không thực hiện chứng nhận hợp quy; hàng hóa có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ tiếng Việt với hơn 53.000 sản phẩm; hàng cấm kinh doanh là đồ chơi có hại đến sức khỏe, nhân cách trẻ em…
Theo đồng chí Trần Vĩnh Tuyến, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là hoạt động kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thị trường, cũng như tác động xấu đến nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh chân chính.
Hàng hóa thường được các đối tượng nhập lậu qua đường biển, đường hàng không, đường bộ và đường sắt, sau đó chứa trữ tại các kho bãi lớn trên địa bàn TPHCM. “Đặc điểm chung của những kho bãi này là nằm xa trung tâm TP, diện tích chứa trữ lớn, xa khu dân cư sinh sống nhằm tránh sự chú ý của lực lượng chức năng và người dân xung quanh.
Đa số mặt hàng nhập lậu có giá trị lớn, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, giá thành rẻ hơn so với nhập khẩu chính ngạch. Phương thức và thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu thường xuyên thay đổi, không theo trình tự thời gian cụ thể nên gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng”, đồng chí Trần Vĩnh Tuyến cho biết.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, theo đồng chí Trần Vĩnh Tuyến đó là công tác tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân về chống hàng giả, hàng nhái… chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, tạo chuyển biến nhận thức sâu rộng.
Mặt khác, hiện nay thủ tục thành lập doanh nghiệp rất đơn giản, khi cơ quan chức năng phát hiện có vi phạm, tiến hành xác minh trụ sở, địa bàn của doanh nghiệp thì không có. Còn người đại diện theo pháp luật lại là người được các đối tượng thuê, nhiều trường hợp người đại diện còn bị mất hành vi dân sự. Do vậy, việc kiểm tra, xử lý đối tượng chủ mưu gặp nhiều khó khăn, thậm chí không xử lý được đối tượng này.
Để xử lý hiệu quả tình trạng trên, đồng chí Trần Vĩnh Tuyến khẳng định, trong thời gian tới sẽ thực hiện nghiêm túc những quy định pháp luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 quốc gia về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Đồng thời TP tăng cường công tác phối hợp hoạt động của các lực lượng chức năng trên địa bàn TPHCM; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức của người dân. Song song đó, TP cũng kiến nghị cơ quan trung ương hoàn thiện quy định pháp luật về xử phạt vi phạm đối với các vụ kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc.
Các tin, bài viết khác
MSB hợp tác Tiki phát triển dịch vụ tài chính
Vingroup ra mắt dịch vụ đám mây xác thực mạnh đầu tiên
55% doanh nghiệp FDI báo lỗ: Cần điều tra làm rõ hành vi chuyển giá, trốn thuế
Xây dựng doanh nghiệp xuất khẩu mạnh
Tuyển dụng ngành công nghệ thông tin hồi phục nhanh sau COVID-19
Vietjet mang Tết đến với bà con dân tộc
Chuẩn bị các điều kiện cho thị trường bán buôn điện cạnh tranh
Năm 2020, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng 18%
VinFast ra mắt 3 dòng ô tô điện tự lái
Vietjet hãng hàng không vận chuyển hàng hoá tốt nhất 2020