Đại diện Bộ Công Thương cho biết, trong tháng 1/2021, ngành da giày đã duy trì được nhịp độ sản xuất. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu giày, dép các loại tháng 1 ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ.
Hiện nay, các doanh nghiệp đang chủ động nắm bắt và khai thác những lợi thế từ các Hiệp định thương mại nhằm tạo sự đột phá trong sản xuất kinh doanh, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da Giày Túi xách Việt Nam cho biết: "Nếu nhìn tổng cầu của toàn ngành da giày trên thế giới, thì chúng tôi có số liệu là mức giảm sẽ vào khoảng 22% và các nhãn hàng lớn, họ cũng cắt giảm đơn hàng từ 40 đến 50%.
Tuy nhiên, Việt Nam có ưu thế kiểm soát dịch tốt. Chính vì thế mà các nhãn hàng đã đưa đơn hàng về Việt Nam, và đây là một trong những nguyên nhân giúp cho chúng ta tiếp tục có sản xuất. Thứ hai nữa là hiện nay thì chúng ta cũng đã ký kết các hiệp định, đặc biệt là Hiệp định EVFTA, đây cũng là một trong những lý do để giúp cho các đơn hàng về Việt Nam tốt hơn".
Hiện nay, Bộ Công Thương đang xúc tiến triển khai các nhóm giải pháp phát triển bền vững ngành da giày. Trong đó, tập trung phát triển nguyên liệu, phụ liệu đáp ứng nhu cầu sử dụng nguyên liệu, phụ liệu trong nước và xuất khẩu. Từng bước hỗ trợ để hình thành chuỗi giá trị, tập trung phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Các tin, bài viết khác
Thương mại điện tử tăng trưởng vững chắc trong năm 2021
100 triệu USD đầu tư dự án chuyển đổi công nghệ tiết kiệm năng lượng
Ý “để mắt” đến ngành F&B Việt Nam
Vietnam Airlines Group tăng 3.200 chuyến bay dịp 30/4 - 1/5
Khốc liệt thị trường thức ăn nhanh Việt
Xã hội hóa an ninh hàng không?
Lẩn quẩn cơ chế giao vốn bảo trì đường sắt
Xây dựng trung tâm logistics tại Khu kinh tế Vũng Áng
Gỡ "nút thắt" cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển
2021: PNJ đặt mục tiêu doanh thu tăng 20%