Để đạt được kết quả trên công ty đã cùng lúc thực hiện nhiều giải pháp như rút ngắn thời gian bảo dưỡng nhà máy giúp tiết kiệm hàng chục tỷ đồng chi phí. Song song đó, công ty cũng mở rộng thị trường và đột phá bằng chất lượng sản phẩm.
Theo đánh giá của Đạm Cà Mau, tuy kết quả 10 tháng đầu năm tương đối khả quan, các tháng còn lại sẽ còn nhiều thách thức khi các vấn đề liên quan đến chính sách vĩ mô chưa được gỡ bỏ. Cụ thể là vấn đề thuế VAT cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón vẫn chưa được áp dụng khiến công ty chịu thêm ít nhất 350 tỷ đồng chi phí mỗi năm.
Ngoài ra công ty phải đối diện với các vấn đề về giá khí nguyên liệu cao khiến biên lãi gộp hoạt động kinh doanh của Đạm Cà Mau có khả năng giảm mạnh.
Chi phí cho nguyên vật liệu tính từ đầu năm của công ty tăng 71% ở mức 2.446 tỷ đồng. Chỉ số biên lãi gộp giảm mạnh, từ 26% trong quý III năm ngoái xuống còn 8% trong năm nay. Do đó, để Đạm Cà Mau có thể hoàn thành các mục tiêu đề ra, rất cần cách quyết sách phù hợp và kịp thời từ phía Chính phủ và Tập đoàn dầu khí trong giai đoạn tiếp theo.
Các tin, bài viết khác
Hơn 18.000 doanh nghiệp thành lập mới
Vietnam Airlines khôi phục đường bay TPHCM-Vân Đồn
Sân bay Vân Đồn mở cửa trở lại đón chuyến bay Vietjet đầu tiên
VinShop tặng gói bảo hiểm sức khỏe cho 65.000 chủ tạp hóa
Thương hiệu Big C chính thức chia tay thị trường Việt Nam
Vietjet bay trở lại chặng bay tới Vân Đồn
Bloomberg: VinFast có dự định xây dựng nhà máy sản xuất ô tô tại Mỹ
Vì sao DN "đứng vững" trong dịch Covid 19?
Doanh nghiệp da giày kỳ vọng tăng trưởng mạnh trong 2021
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp bớt 'tổn thương' vì đại dịch