Tính đến thời điểm hiện tại, Cục An toàn thông tin đã xác định được hơn 400.000 địa chỉ IP bị lây nhiễm với hơn 16 biến thể của mã độc trong chiến dịch này. Khi phát tán diện rộng vào Việt Nam, mã độc chủ yếu được lây nhiễm qua đường email, đánh lừa người dùng nhấn vào file word (.doc) đính kèm.
Ngoài việc đánh cắp thông tin, tin tặc còn có thể lợi dụng máy của người dùng để tấn công các máy tính khác, huy động thành một mạng máy tính để tấn công DDoS vào các hệ thống lớn. Các mã độc này cũng có thể nằm vùng, gián điệp để thực hiện tấn công leo thang các hệ thống thông tin trọng yếu.
“Để phòng tránh bị lây nhiễm mã độc tấn công có chủ đích APT đặc biệt nguy hiểm nêu trên, người dùng cần cẩn trọng khi mở các email, nhất là những email “lạ”, tuyệt đối không mở các file đính kèm mail nghi ngờ có cài mã độc. Chúng tôi cũng khuyến nghị người dùng cần nhanh chóng vào trang web của Cục An toàn thông tin tại địa chỉ ais.gov.vn để tải và chạy công cụ rà quét, diệt mã độc tấn công APT”, ông Nguyễn Khắc Lịch khuyến cáo.
Các tin, bài viết khác
Xấu dây - tốt củ
Cá tra vẫn loay hoay tìm thị phần tại thị trường nội địa
Cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước lại "ca bài lỗi hẹn"
Tường An tăng sản lượng phục vụ Tết Canh Tý
Tăng chế tài xử lý gian lận thương mại xăng dầu
TTC Land bổ nhiệm người phụ trách mảng đầu tư và nguồn vốn
PV Power hoàn thành kết quả sản xuất kinh doanh năm 2019
Mùa cà phê kém vui
Bỏ viên chức suốt đời: Lo lắng là tín hiệu tốt
Vietjet tham gia nhiều hoạt động trong “Hành trình Tôi yêu Tổ quốc tôi”