Đáng chú ý, trong lĩnh vực công nghiệp ô tô, so với các quốc gia trong khu vực, sản xuất lắp ráp tại Việt Nam có chi phí cao hơn khoảng 20%, do quy mô nhỏ và tỷ lệ nội địa hóa thấp.
Hiện ô tô sản xuất lắp ráp tại Việt Nam đạt tỷ lệ nội địa hóa bình quân khoảng 7% - 10% và mang hàm lượng công nghệ rất thấp. Trong khi tỷ lệ nội địa hóa của các nước trong khu vực trung bình đạt 65% - 70%, đơn cử Thái Lan đạt tới 80%.
Đối với năng lực cung ứng của ngành gia công cơ khí của Việt Nam vẫn còn rất nhỏ về quy mô, yếu về công nghệ, thiếu đa dạng trong chủng loại, năng suất thấp, dẫn đến năng lực cạnh tranh kém.
Do đó, để DN Việt Nam đủ tiêu chuẩn tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, các DN Việt Nam phải nhanh chóng áp dụng các giải pháp công nghiệp và công nghệ hiện đại; bắt buộc phải nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động thông qua đầu tư công nghệ, thiết bị và giải pháp thông minh.
Qua đó, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, tiết kiệm chi phí lao động và chi phí vận hành.
Các tin, bài viết khác
Vietjet mang Tết đến với bà con dân tộc
Chuẩn bị các điều kiện cho thị trường bán buôn điện cạnh tranh
Năm 2020, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng 18%
VinFast ra mắt 3 dòng ô tô điện tự lái
Vietjet hãng hàng không vận chuyển hàng hoá tốt nhất 2020
Hàng Việt Nam chất lượng cao lên Sàn thương mại điện tử
Quy trình thủ tục khó khăn DN không nhận được gói hỗ trợ từ Chính phủ
Lợi nhuận Kido tăng 47% sau tái cấu trúc
PV Gas và PV Oil hợp tác sản xuất xăng RON91 và dầu DO
SHE hoàn thành 2 dự án điện mặt trời tại Quảng Nam