Công nghệ giúp bảo vệ môi trường và động vật hoang dã

(ĐTTCO) - Môi trường sống và động vật hoang dã đang bị đe dọa, các nhà nghiên cứu cùng các tổ chức đang nỗ lực tạo ra những sáng kiến công nghệ để có thể bảo vệ và nâng cao ý thức của xã hội về môi trường và động vật hoang dã.
Hạt Silica ngăn chặn băng tan ở Bắc Cực
Nghiên cứu phi lợi nhuận Ice911 về địa kỹ thuật, có trụ sở tại Mỹ, cho biết đang phát triển ứng dụng nhằm cứu băng tan Bắc Cực bằng cách rải hạt silica trên biển băng cực. Các hạt silica sẽ phản chiếu ánh nắng mặt trời, làm giảm lượng nhiệt hấp thụ trên biển băng. Điều đó sẽ làm giảm sự tan chảy và giúp thúc đẩy việc tạo ra băng mới.
Công nghệ giúp bảo vệ môi trường và động vật hoang dã ảnh 1
Nghiên cứu Ice911 đề xuất sử dụng hạt silica rỗng - mỗi hạt có đường kính 35 micromet - để phủ lên bề mặt biển. Kích thước này sẽ ngăn chúng làm hại động vật hoang dã, các hạt đã được thử nghiệm trên loài cá minnow (họ cá chép), loài chim và cho thấy không có tác hại. 
Nhóm cũng đã thử nghiệm thành công các hạt silica trên các hồ phủ băng ở vùng núi Sierra Nevada, Minnesota và Alaska. Nghiên cứu Ice911 ước tính sẽ cần bao phủ 15.449km2, đòi hỏi gấp đôi số lượng vật liệu hiện đang sản xuất. Chi phí sẽ có giá khoảng 270 triệu EUR.


Bảo tồn các rạn san hô bằng âm thanh
Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã thử nghiệm làm phong phú âm thanh trên các phần Rạn san hô Great Barrier bị tàn phá ở Australia. Trong cuộc nghiên cứu kéo dài 40 ngày cho thấy, khi ứng dụng xung điện âm thanh giúp làm tăng gấp đôi lượng cá so với bình thường đến rạn san hô khác, đồng thời làm đa dạng hơn các loài bao gồm loài ăn cỏ, sinh vật phù du và loài ăn thịt.
Công nghệ giúp bảo vệ môi trường và động vật hoang dã ảnh 2
Theo các nhà nghiên cứu, các rạn san hô thường rất bình lặng, vì vậy khi những con cá nhỏ đang di chuyển từ đại dương mở đến một không gian an toàn, chúng không nhận ra những rạn san hô ở đó. Với các rung động của một rạn san hô khỏe mạnh giúp đóng một vai trò trong việc thu hút ấu trùng san hô. 
Nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà khoa học từ các trường Đại học Exeter và Bristol của Anh, Đại học Australia James James và Viện Khoa học Hàng hải Australia. Với hơn 1/5 các rạn san hô trên thế giới bị mất hoặc bị hư hại nghiêm trọng, nghiên cứu trên chìa khóa quan trọng để cứu chúng. Việc làm phong phú âm thanh đóng vai trò trọng điểm trong việc khởi động việc bảo tồn các hệ sinh thái như vậy.

Đê chắn sóng 3D thúc đẩy đa dạng sinh học 
Gạch xi măng in 3D được thiết kế đặc biệt đang được sử dụng để khôi phục đa dạng sinh học biển ở Australia. Các viên gạch có hình dạng mô phỏng cấu trúc rễ của cây ngập mặn. Cây ngập mặn là môi trường sống yêu thích của sinh vật biển nhưng đang biến mất ở mức báo động.
Công nghệ giúp bảo vệ môi trường và động vật hoang dã ảnh 3
Theo Phòng thí nghiệm thiết kế rạn san hô, hàu là động vật thân mềm và các sinh vật biển khác sử dụng các kẽ hở nhân tạo trong các khoảng trống giữa các viên gạch để tạo môi trường sống mới. Đặc biệt là gạch bê tông được gia cố bằng sợi nhựa tái chế. Các thiết kế được phát triển bởi Viện Khoa học Hàng hải Sydney, với sự hỗ trợ của Volvo.

New Zealand: Ứng dụng VR nâng cao nhận thức loài chim bản địa 
Một ứng dụng thực tế ảo (VR) mới đang đưa động vật hoang dã New Zealand vào các lớp học. Công ty Squawk Squad đã hợp tác với Công ty VR MTheory tạo ra tiếng vang xung quanh các loài chim bản địa New Zealand bằng cách sử dụng vòng quay hiện đại. Squawk Squad kết nối mọi người với các khu bảo tồn thông qua một ứng dụng web kết nối cảm biến.
Công nghệ giúp bảo vệ môi trường và động vật hoang dã ảnh 4
Chương trình nhằm giúp đỡ 25 triệu con chim bản địa New Zealand bị giết mỗi năm bởi những kẻ săn bắn và 80% các loài chim đang bị đe dọa tuyệt chủng.
Với chế độ xem trực tiếp, các khu bảo tồn có thể tiết kiệm một lượng thời gian lao động đáng kể để kiểm soát và bảo tồn. Chương trình cũng giúp trẻ em hiểu và tham gia dự án này. 

Các tin khác