Vốn ngoại vào nhanh, rút ra nhanh

(ĐTTCO) - Kể từ khi Covid-19 bắt đầu lây lan mạnh ở các quốc gia châu Âu và Mỹ đầu tháng 3, NĐTNN có xu hướng rút vốn ra khỏi TTCK châu Á. Tuy nhiên, tình trạng bán ròng này sẽ khó bùng phát thành một đợt rút vốn quy mô lớn như năm 2008-2011.
Hiện tượng bán ròng của khối ngoại đã có dấu hiệu chậm
Hiện tượng bán ròng của khối ngoại đã có dấu hiệu chậm
Hiện tượng bán ròng của khối ngoại đã có dấu hiệu chậm lại từ đầu tháng 4 do áp lực cơ cấu không còn nhiều và từ đó mở ra cơ hội hồi phục khi NĐTNN quay lại sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
NĐTNN lỗ nặng
Trong khu vực các nước châu Á, dòng tiền NĐTNN đang bị rút ròng không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các thị trường. Đứng đầu các nước bị khối ngoại bán ròng là thị trường Nhật Bản rút ròng hơn 49,5 tỷ USD. Kế đến là Đài Loan (17,9 tỷ USD), Hàn Quốc (16 tỷ USD), Ấn Độ (6,4 tỷ USD), Thái Lan (14,1 tỷ USD), Malaysia (1,9 tỷ USD).
Tại Việt Nam, khối ngoại liên tục bán ròng từ tháng 2 cho tới nay. Mặc dù hiện nay chỉ số VN Index đã tăng khoảng 15% so với cuối tháng 3, nhưng khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng. Tính từ đầu năm 2020 đến ngày 9-4, NĐTNN đã bán ròng 12.292 tỷ đồng trên cả 3 sàn. Riêng tháng 3, giá trị bán ròng 8.807 tỷ đồngvà là đợt bán ròng lớn nhất trên TTCK Việt Nam. 
Trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng 10.748 tỷ đồng, trung bình mỗi phiên tháng 3, khối ngoại bán 356 tỷ đồng.Đáng chý ý làTop 10 CPbị bán ròng lên đến 7.592 tỷ đồng, chiếm 63,5% tổng giá trị bán ròng của khối ngoại trên 3 sàn, gồm: MSN (Masan), VIC (Vingroup), HPG (Hòa Phát), SHB, VRE (Vincom Retail), VCB (Vietcombank), VHM (Vinhomes), VJC (Vietjet Air), NVL (Novaland) và SVC (Savico).
Theo phân tích của CTCK Yuanta Việt Nam (YSVN), các số liệu ước tính, việc NĐTNN bán ra trong thời gian qua đã lỗ khoảng 29%. Phân tích này được xây dựng dựa trên giao dịch khối ngoại với 10 CP này từ đầu năm 2018 đến nay. 
Cụ thể, các giao dịch lớn đến từ cácquỹ đầu tư để xác định khoảng thời gian các quỹ mua vào và giá mua trung bình của các quỹ. Ngược lại, các giao dịch bán ròng với khối lượng lớn bắt đầu từ tháng 3 đến nay để xác định giá bán lấy giátrung bình có trọng số trong vòng 1 tháng gần nhất. 
Giải ngân khi hết dịch
Dù bán ra mạnh nhưng tính đến hết ngày 8-4, NĐTNN vẫn còn nắm giữ khoảng 683.000 tỷ đồng, chiếm 19,3% tổng vốn hóa trên TTCK Việt Nam. Trong số này, ước tính các quỹ đầu tư ngoại nắm giữ khoảng gần 500.000 tỷ đồng.
Thống kê cho thấy, khối ngoại hiện nắm giữ các CP ngành như thực phẩm, ngân hàng, bất động sản với Top 10 thứ tự giá trịnắm giữ là: VNM (Vinamilk), VCB, SAB (Sabeco), VIC, VHM, BID (BIDV), MSN, CTG (VietinBank), HPG và VRE. 
Nếu xét lượng bán ròng từ đầu năm tới nay, thì lượng bán ròng của khối ngoại chỉ khoảng 1,8% giá trị nắm giữ hiện tại trên thị trường. Cụ thể, lượng bán ròng từ đầu năm tới nay ước tính khoảng 76,1% đến từ các quỹ tương hỗ, 11,5% từ các quỹ ETF, 3,2% đến từ NĐT cá nhân và 9,1% tới từ các tổ chức khác.
Nếu xét riêng các quỹ ETF thì dòng tiền rút ròng từ các quỹ này đã có dấu hiệu chững lại. Thống kê cho thấy tổng tài sản của 5 quỹ ETF ngoại lớn ở VN vào khoảng 28.679 tỷ đồng, giảm 18,1% so với cuối năm 2019, nhưng tăng nhẹ so với mức 26.350 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý I-2020.
Theo lý giải của giới phân tích, mặc dù tình hình chống dịch Covid-19 tại Việt Nam đã tiến triển rất tích cực, nhưng tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn đang trong giai đoạn phức tạp và khó dự đoán. Có thể đây là lý do chính khiến các quỹ đầu tư ngoại vẫn tiếp tục bán ròng. 
Ngoài ra, các quỹ ngoại với quy mô lớn và chiến lược đầu tư dài hạn, việc đưa ra quyết định mua/bán đều cần thời gian cân nhắc. Đặc thù của dòng tiền từ các quỹ tương hỗ và ETF là vào nhanh và ra cũng nhanh, cho thấy đây là nhóm NĐT phản ứng rõ nét theo xu hướng của thị trường và các rủi ro ảnh hưởng đến thị trường. 
Với tiêu chí đầu tư trên, nhiều khả năng dòng tiền từ các quỹ này sẽ nhanh chóng quay trở lại thị trường khi rủi ro từdịch bệnh giảm.Theo CTCK BIDV (BSC), thực tế cho thấy, dòng tiền rút ròng đã có dấu hiệu chậm lại từ đầu tháng 4 do áp lực cơ cấu không còn nhiều, từ đó mở ra cơ hội hồi phục.
Dù bị tác động mạnh bởi Codid-19 nhưng kinh tế vĩ mô vẫn trong trạng thái ổn định khi cân vãng lai dương, dự trữ ngoại hối tăng so với GDP. Với điều kiện này, khó có khả năng sẽ có đợt rút mạnh như 10 năm trước.

Các tin khác