Vi phạm công bố thông tin đại trà

Theo thống kê của HOSE và HNX, tính đến ngày 25-7-2011, chỉ có 109 doanh nghiệp (DN) sàn HOSE và 100 DN sàn HNX nộp báo cáo tài chính (BCTC) quý II-2011 đúng thời gian quy định. So với tổng số 682 DN tham gia niêm yết ở cả hai sàn, chỉ có 30% DN công bố thông tin đúng hạn.

Theo thống kê của HOSE và HNX, tính đến ngày 25-7-2011, chỉ có 109 doanh nghiệp (DN) sàn HOSE và 100 DN sàn HNX nộp báo cáo tài chính (BCTC) quý II-2011 đúng thời gian quy định. So với tổng số 682 DN tham gia niêm yết ở cả hai sàn, chỉ có 30% DN công bố thông tin đúng hạn.

Vi phạm mang tính hệ thống

Theo Thông tư 09/2010/TT-BTC ban hành ngày 15-1-2010, tổ chức niêm yết phải công bố thông tin định kỳ về BCTC quý trong thời hạn 25 ngày, kể từ ngày kết thúc quý. Trường hợp tổ chức niêm yết là công ty mẹ phải lập BCTC hợp nhất, thời hạn công bố thông tin là 50 ngày, kể từ ngày kết thúc quý. Như vậy, thời hạn nộp BCTC quý II-2011 chậm nhất là ngày 25-7-2011, thời hạn nộp BCTC hợp nhất chậm nhất là 19-8-2011.

Điều đáng nói, ngay cả các DN đã nộp BCTC đúng thời gian, cũng chưa nộp đầy đủ các loại BCTC. Theo HOSE, có 24 DN mới chỉ công bố báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà bỏ quên bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh BCTC. Ngay cả các DN niêm yết đạt giải báo cáo thường niên năm 2011 cũng vi phạm quy định (như HBC).

Giải báo cáo thường niên năm 2011 là giải thưởng nhằm vinh danh những DN có chất lượng báo cáo thường niên tốt. Mục đích của giải thưởng nhằm khuyến khích ý thức minh bạch thông tin của các DN trên TTCK Việt Nam. Những tưởng các DN đạt giải cao trong báo cáo thường niên năm 2011 là DN có ý thức, trách nhiệm cao trong việc công bố thông tin và trở thành tấm gương cho DN khác, thế nhưng thực tế không như mong đợi.

Kỷ luật công bố thông tin rất quan trọng đối với TTCK các nước phát triển.

Kỷ luật công bố thông tin rất quan trọng đối với TTCK các nước phát triển.

Mặc dù việc các DN vi phạm quy định công bố thông tin không phải là hiếm nhưng thực trạng quý II đáng phải báo động, bởi trong quý I-2011 mới chỉ có khoảng 14 DN chậm nộp BCTC riêng lẻ (tính đến ngày 25-4-2011).

Việc một TTCK có đến 70% DN cùng vi phạm quy định công bố thông tin là một sai phạm có tính hệ thống, cho thấy ý thức chấp hành luật của các DN niêm yết ở Việt Nam rất thấp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của NĐT đối với TTCK Việt Nam nếu các cơ quan chức năng không có biện pháp chấn chỉnh.

Việc các DN niêm yết vi phạm quy định công bố thông tin là do mức độ xử phạt còn mang tính hình thức. Nghị định 85/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 20-9-2010 quy định xử phạt chỉ từ 50-70 triệu đồng đối với việc không thực hiện công bố thông tin kịp thời. Khi mức xử phạt thấp, các DN niêm yết sẽ chậm công bố thông tin nếu như điều đó có lợi cho DN.

Trong bối cảnh TTCK đang có nhiều tin xấu như hiện nay, các DN thường muốn đẩy các chi phí kinh doanh lên cao để tạo nên các khoản lỗ lớn trong kỳ hiện tại và giảm bớt chi phí trong các kỳ sau. Điều này càng có lợi vì khi cùng xuất hiện nhiều tin xấu, nhanh chóng được phản ánh vào trong giá. Khi chi phí đã được gom vào kỳ hiện tại, khả năng DN sẽ có được những kết quả kinh doanh khả quan trong các kỳ sau.

Do vậy, các DN niêm yết cùng chậm công bố thông tin trong thời gian vừa qua do họ đang “chờ nhau” để đưa ra quyết định hành xử. Nếu thấy các DN cùng ngành công bố lỗ, DN cũng sẽ hành động tương tự.

Cần hướng tới chuẩn mực

Những NĐT từng trải khó có thể chấp nhận cách giải thích cho việc chậm công bố thông tin như DN đang hoàn thiện hệ thống kế toán, do chưa kịp kiểm toán, do lãnh đạo vắng nhà, do thay đổi nhân sự kế toán… Còn nhớ vào năm 2009, khi TTCK tăng trưởng mạnh, các DN niêm yết tỏ ra rất hồ hởi công bố thông tin. Không cần đến khi thời điểm kết thúc quý, các DN cũng đã công bố ước tính kết quả kinh doanh theo từng tháng và cho quý tới.

Nhưng đến lúc thị trường suy giảm, việc công bố thông tin bị chần chừ. Điều này cho thấy lý do chính yếu trong việc chậm công bố thông tin không phải từ những trở ngại khách quan, mà chính là từ ý thức của DN.

Các NĐT có kinh nghiệm đôi khi cũng chỉ cần nhìn vào thái độ công bố thông tin cũng sẽ biết được tình hình kinh doanh của  các DN niêm yết. Khi có nhiều DN chậm công bố thông tin, khả năng tình hình kinh doanh sẽ xấu, và ngược lại nếu nhiều DN hồ hởi đưa ra các BCTC, tình hình sẽ rất khả quan.

Để nâng cao chuẩn mực trong việc công bố thông tin, nhất thiết phải có sự thay đổi trong chế tài xử phạt. Một bài học là trường hợp của Công ty Cavico bị hủy niêm yết trên sàn Nasdaq (Hoa Kỳ) khi chậm nộp báo cáo kết quả kinh doanh 2010. Không giống như Việt Nam, sàn Nasdaq từ chối việc gia hạn thời gian vì đây là một điều kiện đối với các công ty muốn được niêm yết trên sàn này.

Việc thắt chặt kỷ luật trong việc công bố thông tin rất quan trọng đối với các TTCK phát triển, vì nó tạo nên tính chuyên nghiệp trong hoạt động của TTCK. Dễ nhận thấy, báo cáo tài chính quý có tác động rất mạnh đến diễn biến TTCK Hoa Kỳ. Cứ thành thông lệ, mỗi mùa công bố báo cáo, các hãng truyền thông như Bloomberg, Reuters… sẽ tổng hợp dự báo của các chuyên gia hàng đầu về doanh thu, lợi nhuận của các DN niêm yết.

Nếu như kết quả thực tế vượt dự báo các chuyên gia phân tích, giá CP sẽ tăng. Ngược lại, nếu kết quả thấp hơn dự báo giá CP sẽ giảm. Do đó, việc một DN chậm công bố BCTC sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với thị trường.

Ở các nước phát triển, các hãng truyền thông còn công bố cả tỷ lệ DN vượt dự báo của giới chuyên gia nhằm giúp các NĐT có được thông số đánh giá kết quả kinh doanh toàn thị trường tốt hay xấu.

Thí dụ, theo thống kê của Bloomberg, “tính đến ngày 11-7-2011, khoảng 80% trong số các DN thuộc S&P 500 đã công bố kết quả kinh doanh cao vượt dự báo của giới chuyên gia”. Với số liệu thống kê này, rõ ràng các NĐT hiểu rõ kết quả kinh doanh của toàn TTCK Hoa Kỳ trong quý II là khá tốt.

Các tin khác