Thua lỗ vẫn có thể phát hành CP

UBCKNN đang lấy ý kiến đóng góp dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật CK và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật CK. Điểm đáng chú ý là vấn đề nóng đang được đặt ra hiện nay là doanh nghiệp (DN) lỗ có được huy động vốn của cổ đông hiệu hữu hay không?

UBCKNN đang lấy ý kiến đóng góp dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật CK và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật CK. Điểm đáng chú ý là vấn đề nóng đang được đặt ra hiện nay là doanh nghiệp (DN) lỗ có được huy động vốn của cổ đông hiệu hữu hay không?

Không theo thông lệ quốc tế

NĐT tìm hiểu những quy định pháp luật về CK. Ảnh: LÃ ANH
NĐT tìm hiểu những quy định pháp luật về CK. Ảnh: LÃ ANH

Luật CK 2006 quy định một trong những điều kiện chào bán CP ra công chúng là hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán.

Tương tự đối với DN phát hành trái phiếu cũng vậy và không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm.

Theo ông Vũ Bằng, Chủ tịch UBCKNN, quy định này đã bộc lộ một số bất cập, đó là DN dù đang thua lỗ nhưng có kế hoạch sản xuất - kinh doanh khả thi cũng không được phép chào bán CK, theo đó DN khó khôi phục được hoạt động sản xuất - kinh doanh, nhất là hiện nay việc tiếp cận vốn ngân hàng của DN lại đang gặp nhiều khó khăn do lãi suất cao.

Tại Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật CK và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật CK, điểm đáng chú ý trong quy định về phát hành CK là dự kiến cho phép doanh nghiệp bị thua lỗ được phép phát hành CK (CP và trái phiếu) cho cổ đông hiện hữu.

Để làm được điều này, DN phải đáp ứng các điều kiện: có nguồn vốn chủ sở hữu không thấp hơn giá trị vốn đầu tư của chủ sở hữu trên báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán; có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được ĐHCĐ thông qua; tổng giá trị chào bán tính theo mệnh giá không vượt quá 100% giá trị vốn đầu tư của chủ sở hữu đối với phát hành CP (riêng trường hợp chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền, tổng giá trị cổ phần dự kiến chuyển đổi từ CK chào bán không vượt quá 30% giá trị vốn đầu tư của chủ sở hữu trong báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán); có ngân hàng giám sát sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán; có hồ sơ đăng ký phát hành đầy đủ và hợp lệ với UBCKNN theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Trên thực tế, có những CP như FBT (CTCP Xuất nhập khẩu Lâm thủy sản Bến Tre) liên tục tăng giá dù CP này đang hạn chế giao dịch vì kết quả kinh doanh lỗ bị đưa vào diện kiểm soát. Nguyên nhân có thể là do CTCP Hùng Vương (HVG) đã thông qua phương án mua lại 2,8 triệu CP FBT.

Điều đó cho thấy những CP thua lỗ vẫn có những hấp dẫn nhất định. Do vậy, theo đánh giá của một chuyên gia CK, việc cho phép DN thua lỗ được phép phát hành CK có điều kiện cũng tương đối hợp lý, bởi thực tế có những DN do bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, lãi suất ngân hàng tăng cao nên lâm vào cảnh thua lỗ.

Với việc cho phép huy động vốn khi được ĐHCĐ thông qua cũng là bước đi thích hợp giúp DN vượt qua khó khăn hay tái cấu trúc hoạt động của mình. Tuy nhiên, cơ quan quản lý nên chú ý đến yếu tố có những ĐHCĐ, một số cổ đông lớn nắm giữ CP chi phối nên họ dễ dàng thông qua việc huy động vốn. Hay như có những NĐT vẫn thông qua phương án tăng vốn tại ĐHCĐ nhằm mục đích vực hay đỡ giá CP, sau đó tìm cách bán CP đang nắm giữ. Điều đó có thể gây rủi ro cho NĐT tham gia mua CP đó.

Điều kiện hủy niêm yết

TTCK Việt Nam lần đầu tiên chứng kiến một DN có thể nộp đơn hủy bỏ việc niêm yết là SaigonTel trên HOSE. Theo các chuyên gia, việc tự nguyện rút niêm yết là quyền của DN, song có thể sẽ kéo theo các hệ lụy khác là quyền lợi của cổ đông nhỏ bị ảnh hưởng.

Thua lỗ vẫn có thể phát hành CP ảnh 2Trong các buổi làm việc với các chuyên gia nước ngoài, họ cho rằng đây là các quy định không theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, họ vẫn đồng tình với quy định này vì đối với TTCK Việt Nam cần có đặc thù và lộ trình để tiến tới gần các thông lệ quốc tế.
Thua lỗ vẫn có thể phát hành CP ảnh 3

Ông Vũ Bằng,
Chủ tịch UBCKNN

Chính vì vậy, một điểm mới đáng chú ý khác trong dự thảo nghị định là quy định điều kiện được hủy bỏ niêm yết. Theo đó, tổ chức niêm yết chỉ được hủy bỏ niêm yết CK khi nghị quyết của ĐHCĐ có trên 50% số phiếu biểu quyết của các cổ đông nhỏ (sau khi đã trừ đi phần CP của các cổ đông lớn) chấp thuận hủy bỏ niêm yết. Tổ chức niêm yết không được đề nghị hủy bỏ trong thời hạn 2 năm kể từ ngày đưa CP vào niêm yết theo quy định của Luật CK.

Phân tích về quy định này, theo một cán bộ UBCKNN, sở dĩ có quy định tỷ lệ 50% cổ đông nhỏ biểu quyết nhằm bảo vệ quyền lợi của họ trước những cổ đông lớn, với số phiếu áp đảo vốn dễ dàng thông qua việc hủy niêm yết. Bởi với nhiều NĐT, việc niêm yết CP của DN sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc mua bán CP và nếu không niêm yết hay hủy niêm yết tính thanh khoản của CP sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, quy định về việc không được đề nghị hủy bỏ niêm yết trong thời hạn 2 năm để DN phải tính toán kỹ trước khi lên sàn.

Doanh nghiệp niêm yết phải có vốn 30 tỷ đồng

Theo dự thảo, DN muốn niêm yết phải đáp ứng các điều kiện: CTCP có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 30 tỷ đồng trở lên; có ít nhất 1 năm hoạt động dưới hình thức CTCP tính đến thời điểm đăng ký niêm yết và hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký niêm yết (ngoại trừ DN nhà nước cổ phần hóa gắn với niêm yết) phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm, không có các khoản phải thu khó đòi chưa được dự phòng và không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm đăng ký niêm yết; tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm gần nhất tối thiểu là 5%; tối thiểu 15% CP có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ, ngoại trừ trường hợp DN nhà nước chuyển đổi thành CTCP theo quy định của Chính phủ.

Các tin khác