Theo ông Don Lam, đồng sáng lập và CEO của Tập đoàn VinaCapital, các ngành công nghiệp khác ngoài sản xuất đang ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Cụ thể, các ngành công nghệ, năng lượng sạch, khách sạn và bất động sản đang trở thành tiêu điểm đầu tư và mang đến cơ hội to lớn cho những nhà đầu tư biết cách tiếp cận.
Thông tin trên được ông Don Lam chia sẻ tại Hội nghị Nhà đầu tư VinaCapital 2019 diễn ra trong ngày 10/10 tại Hà Nội.
Hiện, VinaCapital có danh mục đầu tư đa dạng với tổng giá trị tài sản đang quản lý hơn 3,3 tỷ USD. Trong đó có quỹ đầu tư dạng đóng - VinaCapital Vietnam Opportunity Fund Limited (VOF) được niêm yết tại thị trường chứng khoán London. Bên cạnh đó, tập đoàn này cũng quản lý quỹ mở - Forum One là VCG Partners Vietnam (VVF) và Vietnam Equity Special Access Fund (VAF) cùng với hai quỹ mở dành cho nhà đầu tư trong nước và các tài khoản đầu tư ủy thác.
[Năm 2019, tăng trưởng kinh tế có khả năng vượt chỉ tiêu và đạt trên 7%]
Về danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán, bà Nguyễn Thu, Giám đốc điều hành hai quỹ mở tại VinaCapital cho hay, bên cạnh các mã cổ phiếu vốn hóa lớn, Quỹ này đã mở rộng phân bổ vốn ra các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, các nhóm ngành được chú trọng đầu tư là công nghệ thông tin, logistics, tiêu dùng/bán lẻ, ngân hàng, dịch vụ tiện ích.
Song song với hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán, bà Nguyễn Diệu Phương, Phó giám đốc điều hành Quỹ VOF cho biết thêm, đầu tư cổ phần tư nhân thông qua các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) cũng là hướng tiếp cận chủ đạo của VinaCapital.
Theo bà này, năm 2018, Việt Nam cùng với Singapore, Malaysia, Indonesia là những điểm sáng nhất trong các thương vụ M&A trong khu vực Đông Nam Á. Trong đó, 1,6 tỷ USD đã được đầu tư vào thị trường Việt Nam với 38 thương vụ, giá trị này thể hiện mức cao nhất trong vòng một thập niêm qua. Và, một khảo sát mới đây có chỉ ra, 34% nhà đầu tư nước ngoài được hỏi đã chia sẻ, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất thị trường Đông Nam Á.
“Mục tiêu của VOF là đạt lợi nhuận trung và dài hạn thông qua đầu tư vào Việt Nam hoặc tại các công ty có phần lớn tài sản, hoặc động với doanh thu và lợi nhuận có nguồn gốc từ Việt Nam,” bà Phương nói.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
Nhiều giải pháp chống nghẽn lệnh trên sàn HoSE
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển niêm yết từ HOSE sang HNX
Tổng Giám đốc HOSE nêu giải pháp chống nghẽn lệnh giao dịch
Nhiều mã cổ phiếu không đúng giá trị thật
TTCK: Đỉnh 1.200 điểm khó vượt?
Không dễ dàng cho nhà đầu tư F0
Ông Lê Hải Trà được bổ nhiệm Tổng giám đốc HOSE
Thị trường chứng khoán khởi sắc, thu hút nhiều vốn đầu tư
Hoàng Anh Gia Lai lại lỗ hơn 5.000 tỷ đồng
Sử dụng Quỹ phòng ngừa rủi ro trong trường hợp mất khả năng thanh toán chứng khoán phái sinh