Niềm tin của NĐT

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hà Nội tăng 1,76% và TPHCM tăng 2,38% so với tháng 4, đã đưa CPI 5 tháng đầu năm của 2 thành phố lớn nhất nước lên tới 11,6% và 10,78%.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hà Nội tăng 1,76% và TPHCM tăng 2,38% so với tháng 4, đã đưa CPI 5 tháng đầu năm của 2 thành phố lớn nhất nước lên tới 11,6% và 10,78%.

Chỉ báo từ Hà Nội và TPHCM dẫn đến nhiều khả năng CPI tháng 5 cả nước sẽ tăng khoảng 2% và nếu như vậy, CPI so với tháng 12-2010 sẽ xung quanh ngưỡng 11%. Giá cả tăng cao đáng lo ngại (vượt nhiều so với chỉ tiêu đề ra), dù Chính phủ đã triển khai nhiều biện pháp kiềm chế mạnh mẽ, đã ảnh hưởng nhất định đến niềm tin của NĐT.

Lạm phát từ năm 2008 đến nay dồn lại đã khoảng 50%, tức là đồng tiền mất giá một nửa. Để chống lạm phát, biện pháp thắt chặt tiền tệ được thực thi và dẫn đến hệ quả lãi suất vay vốn lên tới trên 20%. Với doanh nghiệp, mức lãi suất đó là quá sức chịu đựng, nhất là “sức khỏe” của doanh nghiệp đã sa sút qua thời kỳ khó khăn 2008-2010.

Theo ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, chính sách tiền tệ nhìn chung thực hiện nghiêm túc chủ trương của Chính phủ (tỷ giá USD/VNĐ đã tương đối ổn định, thị trường ngoại tệ tự do bị siết lại…) nhưng chính sách tài khóa, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách đầu tư chưa tốt, làm chưa đủ tầm.

Để xây dựng niềm tin về quyết tâm chống lạm phát, nhiều NĐT cho rằng vấn đề lãi suất phải làm quyết liệt. Nếu lạm phát giảm, cũng phải chờ một độ trễ chứ không nên giảm lãi suất ngay, không nên thấy lạm phát giảm là nới lỏng ngay, thấy tăng là thắt ngay, như vậy sẽ cứ đuổi theo lạm phát.

NĐT mong muốn mức lạm phát được giữ thấp ít nhất trong vòng 6 tháng, qua đó dần lấy lại niềm tin của NĐT về một môi trường giá cả ổn định hơn. Khi thấy Chính phủ tỏ rõ sự kiên trì trong quá trình chống lạm phát, NĐT có niềm tin rằng cam kết chống lạm phát được thực thi một cách nghiêm túc, xây dựng một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định.

Các tin khác