Ngày 4-5: Khối ngoại đẩy VN-Index tăng gần 7 điểm

Với lực đỡ từ các nhà đầu tư nước ngoài, VN-Index duy trì được mức tăng khá mạnh trong phiên đầu tiên của tháng 5. Tại sàn Hà Nội, mặc dù lượng mua vào của khối này cũng khá lớn, nhưng với việc tập trung vào những mã có thanh khoản cao nên sức cầu của họ không đủ làm cho chỉ số HNX-Index tránh được một phiên giảm điểm.

Với lực đỡ từ các nhà đầu tư nước ngoài, VN-Index duy trì được mức tăng khá mạnh trong phiên đầu tiên của tháng 5. Tại sàn Hà Nội, mặc dù lượng mua vào của khối này cũng khá lớn, nhưng với việc tập trung vào những mã có thanh khoản cao nên sức cầu của họ không đủ làm cho chỉ số HNX-Index tránh được một phiên giảm điểm.

Cuối phiên này, VN-Index lấy lại mức tăng 6,5 điểm, tương đương 1,35% lên 486,58 điểm, cao hơn so với mức chốt tại đợt khớp lệnh liên tục.

Tuy nhiên, lực cầu nhà đầu tư trong nước khá yếu làm cho thanh khoản phiên này sụt giảm đáng kể, chỉ còn 21,2 triệu đơn vị, trị giá gần 584 tỷ đồng. Trong đó, riêng giao dịch thỏa thuận đã chiếm khoảng ¼ tổng khối lượng giao dịch giao dịch toàn phiên với hơn 5 triệu đơn vị, gần ½ giá trị giao dịch, tức gần 240 tỷ đồng.

Trên bảng điện tử có sự cân bằng nhất định giữa các nhóm cổ phiếu tăng và giảm. Cụ thể, toàn sàn có 115 mã tăng giá, 98 mã giảm và 65 mã đứng giá.

Một loạt các mã cổ phiếu vốn hóa lớn tăng giá gồm MSN, VNM, BVH, HPG, PVD, HAG, FPT, GMD, PVF, ITA, EIB, và STG… Trong khi đó, CTG, KBC, giảm nhẹ và HSG, PET, VCB, VIC… đứng giá
Thống kê giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài cho thấy, họ tăng lượng mua lên đến gần 4,5 triệu đơn vị, tăng mạnh so với phiên trước. Trong đó, họ tập trung nhiều vào các mã như SSI, ITA, GMD, HAG, DPM, CTG, BVH…

Ngoài ra, trong phiên họ mua vào 28 mã với tỷ trọng từ 50% trở lên và hầu hết đều là các mã có vốn hóa lớn và vừa. Đáng chú ý, họ mua với tỷ trọng 100% các mã DPR, BF1, VFG, TLG…
Về giao dịch tại sàn HNX, xu hướng giảm của chỉ số vẫn chưa kết thúc khi HNX-Index tiếp tục giảm thêm 0,39 điểm, tương đương 0,47% xuống 83,19 điểm. Thanh khoản thị trường giảm mạnh so với phiên trước. Cụ thể, khối lượng giao dịch giảm 33,15% xuống còn 19,68 triệu đơn vị và giá trị giảm gần 32% xuống còn 260,72 tỷ đồng.

Hầu hết các mã vốn hóa lớn của sàn này đều giảm hoặc đi ngang khiến thị trường không còn lực đỡ đủ mạnh để giúp HNX-Index tráng được một phiên mất điểm. 

Áp lực bán gia tăng từ sau 10 giờ khiến các nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ quay đầu giảm giá, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn cũng thu hẹp đà tăng. Kết quả là đà sụt giảm của HNX-Index mở rộng lên 0,33 điểm xuống 83,25 điểm lúc 10 giờ 30, VN-Index rút ngắn còn 5,6 điểm, tương ứng 1,17% tạm chốt ở 485,68 điểm.

Thanh khoản đã tăng lên hơn 17,5 triệu cổ phiếu tại HOSE và gần 16 triệu tại HNX. Số lượng cổ phiếu giảm bắt đầu lấn át các mã còn lại trên cả hai sàn.

Hai chỉ số tiếp tục có những diễn biến trái chiều đến sau 10 giờ. VN-Index tăng hơn 7 điểm trong khi HNX-Index giảm nhẹ gần 0,2 điểm. Thanh khoản cả hai sàn mới đạt trên 20 triệu đơn vị, trị giá chưa đến 500 tỷ đồng.

Ngoài những cổ phiếu vốn hóa lớn trên hai sàn cũng tăng điểm. Một số cổ phiếu vốn hóa nhỏ và vừa cũng tăng giá mạnh, thậm chí tăng kịch trần chủ yếu được hỗ trợ kết quả ĐHĐCĐ thường niên 2011 và lợi nhuận quý 1 có nhiều điểm khả quan. Điển hình là các trường hợp như HTI, HVX, HTL, LGL, LHG, DHI, BHC, LM7…  

Các tin khác