Lạnh nhạt Thông tư 74

Chỉ còn vài ngày nữa Thông tư 74/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực (1-8-2011). Thế nhưng thị trường trong những phiên giao dịch gần đây lại đi theo chiều hướng tiêu cực thay cho sự khởi sắc nhờ quy định mới “cởi trói” cho NĐT.

Chỉ còn vài ngày nữa Thông tư 74/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực (1-8-2011). Thế nhưng thị trường trong những phiên giao dịch gần đây lại đi theo chiều hướng tiêu cực thay cho sự khởi sắc nhờ quy định mới “cởi trói” cho NĐT.

Tắc dòng tiền

 Nguồn: Internet

 Nguồn: Internet

Mục tiêu Thông tư 74 của Bộ Tài chính (ban hành hồi cuối tháng 6) là tạo môi trường thuận lợi hơn cho NĐT trong giao dịch CK: mỗi cá nhân được mở nhiều tài khoản; được giao dịch mua và bán 1 mã CK trong cùng 1 phiên; cho phép giao dịch kỹ quỹ.

Thông tư 74 được thực thi nhằm đưa vào quản lý một cách chặt chẽ hơn và giúp các cơ quan quản lý giám sát tốt hơn các hoạt động trên thị trường. Thông tin này đã lập tức được thị trường phản ánh tích cực và tạo nên một đợt hồi phục ngắn hạn cuối tháng 6 vừa qua.

Tuy nhiên, theo giới đầu tư, Thông tư 74 thực chất chỉ tạo một hành lang pháp lý cho các dịch vụ vốn đã được CTCK thực hiện một cách không chính thức, nên không có nhiều tác động đến nguồn tiền hay tính thanh khoản. Thực tế vấn đề thanh khoản đang thật sự là mối lo của TTCK hiện nay.

Trong các phiên giao dịch gần đây, khối lượng giao dịch trên cả 2 sàn không vượt nổi mức 500 tỷ đồng. Thậm chí, trong phiên giao dịch ngày 25-7, thị trường ghi nhận một kỷ lục chưa từng có trong gần 3 năm nay khi giá trị khớp lệnh 2 sàn chỉ đạt 305,8 tỷ đồng. Kỷ lục gần nhất là mức 239,5 tỷ đồng ngày 9-3-2009.

Phiên giao dịch ngày hôm qua 27-7, dù giá trị giao dịch trở lại trên 500 tỷ đồng, nhưng nếu không có lượng giao dịch thỏa thuận đột biến (trong đó có 10 triệu CP STB), thanh khoản thật sự vẫn ít hơn 500 tỷ đồng.

Việc dòng tiền đứng ngoài thị trường khiến cho mặt bằng giá CP liên tục đi xuống (trừ những mã CP có tác dụng nâng đỡ VN Index). Theo thống kê, chỉ số P/E của CP nằm trong “rổ” tính chỉ số trên sàn HOSE đã giảm xuống mức trên 9x, còn HNX đang ở mức gần 7x (tương đương với mức thấp nhất lịch sử vào thời điểm cuối tháng 2-2009).

Trên 2 sàn giao dịch HOSE và HNX có khoảng 512 doanh nghiệp có mức P/B dưới 1x và khoảng gần 420 doanh nghiệp có P/E nhỏ hơn 6x. Trong khi đó, thời điểm cuối quý I chỉ có 400 doanh nghiệp có P/B nhỏ hơn 1x và 340 có P/E nhỏ hơn 6x.  

Khó có đột biến

Nguyên nhân khiến cho dòng tiền vào TTCK bị tắc là lãi suất huy động ở mức cao hay kênh đầu tư vàng liên tục tạo đỉnh đã trở thành những kênh đầu tư hấp dẫn so với đầu tư CK. Thêm vào đó, với định hướng chung của Chính phủ trong việc giải quyết các khó khăn hiện tại, các nguồn lực kinh tế sẽ được định hướng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất. Do đó, các lĩnh vực phi sản xuất như đầu tư CK cũng sẽ không được khuyến khích.

Những khó khăn này khiến cho TTCK tiếp tục lình xình và khó có thể thu hút thêm nguồn vốn mới. Có thể thấy được điều này nếu nhìn vào diễn biến của những mã CP nâng đỡ VN Index những phiên giao dịch gần đây, dù duy trì được lượng dư mua khá lớn nhưng phần lớn lệnh mua này không phải là các dòng tiền mới tham gia vào thị trường, mà đa phần là lực cầu “cover” lại sau khi đã bán ở các vùng giá cao, hoặc mang tính “kê lệnh” giúp tránh hiện tượng bán tháo.

Trước tình trạng VN Index đang chịu tác động mạnh của một vài CP có vốn hóa lớn, không ít ý kiến cho rằng nên dựa vào biến động của HNX Index để dự báo biến động chung của thị trường. Với cách nhìn nhận mới này, dự báo HNX Index sẽ dao động trong khoảng hẹp với kịch bản nhiều khả năng nhất là từ 65-75 điểm.

Mỗi khi điểm số đi ra xa đường trung tâm sẽ có xu hướng dịch chuyển về cân bằng. Với kịch bản tiêu cực (nếu tình hình kinh tế vĩ mô có diễn biến xấu hơn), xu hướng giảm của thị trường chưa cho tín hiệu kết thúc. Mức hỗ trợ cho kịch bản này vào cuối quý III khoảng 60 điểm cho HNX Index.

Tuy nhiên, nếu đứng với kịch bản lạc quan, HNX Index cũng chưa vượt mức 80 điểm vì sự cải thiện cần thời gian để phản ánh vào các chỉ số của thị trường.

Các tin khác