Ép nhận cổ phiếu thưởng

Trong khi mọi người đua nhau bán tháo CP, các doanh nghiệp (DN) chi trả cổ tức bằng CP hay phát hành thêm CP vô tình tạo thêm áp lực cho NĐT và cả thị trường.nhiều NĐT cho rằng mình bị ép nhận thưởng.

Trong khi mọi người đua nhau bán tháo CP, các doanh nghiệp (DN) chi trả cổ tức bằng CP hay phát hành thêm CP vô tình tạo thêm áp lực cho NĐT và cả thị trường.nhiều NĐT cho rằng mình bị ép nhận thưởng.

Không kịp trở tay

Thay vì trả cổ tức bằng tiền mặt, không ít DN quyết định đưa thêm CP mới ra thị trường qua việc chi trả cổ tức bằng CP thưởng. Chẳng hạn, CTCP Đầu tư và Xây dựng công trình 3 (CT3) thông báo chốt danh sách cổ đông vào ngày 19-8 để thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2010 bằng CP với tỷ lệ 25% (cổ đông sở hữu 100 CP sẽ nhận được 25 CP mới); CTCP Đầu tư Thiết bị và Xây lắp điện Thiên Trường (KTT) trả cổ tức năm 2010 bằng CP với tỷ lệ 15%; CTCP Khoáng sản Bình Thuận Hamico (KSA) phát hành thêm hơn 2,5 triệu CP bằng việc trả cổ tức năm 2010 với tỷ lệ 20%.

Ngoài ra, còn có DN trả cổ tức bằng tiền mặt kết hợp với CP thưởng như trường hợp CTCP Dược phẩm OPC (OPC). Theo đó, DN này sẽ phát hành CP thưởng với tỷ lệ 2:1 và trả cổ tức đợt 1 năm 2011 bằng tiền mặt tỷ lệ 10% (1.000 đồng/CP).

NĐT phân vân trước diễn biến của thị trường. Ảnh: LÃ ANH

NĐT phân vân trước diễn biến của thị trường. Ảnh: LÃ ANH

Ngay trong tháng 8 - thời điểm dòng tiền vào thị trường thấp nhất trong vài năm trở lại đây - vẫn có hàng loạt DN niêm yết công bố phát hành CP thưởng dưới hình thức trả cổ tức bằng CP hoặc phát hành thêm CP với giá bán bằng mệnh giá 10.000 đồng/CP.

DN phát hành lớn nhất trong tháng 8 đến thời điểm hiện nay là Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Nghệ An (PVA). Theo kế hoạch, PVA sẽ phát hành thêm 44,5 triệu CP với tỷ lệ thực hiện quyền mua 1:4,45 (mỗi CP của cổ đông hiện hữu được quyền mua 4,45 CP mới). Kế đến là CTCP Đông Hải Bến Tre (DHC) phát hành thêm CP với tỷ lệ 10:3, CTCP Môi trường và Công trình đô thị Sơn Tây (STU) phát hành 750.400 CP với tỷ lệ 3:2…

Theo lý giải của các chuyên gia, do kế hoạch đã đề ra từ trước nên dù diễn biến của TTCK không thuận lợi DN cũng đành chịu vì trở tay không kịp. Trong tháng 7, toàn thị trường có thêm 11 DN niêm yết mới với tổng vốn hóa gần 3.000 tỷ đồng, nhưng CP của hầu hết DN này đều bị bán tháo và rớt thảm.

Điển hình là mã C21 của CTCP Thế kỷ 21. Chào sàn với giá 35.000 đồng/CP nhưng chỉ sau 2 tuần mã CP này đã mất hơn 50% giá trị, xuống dưới mức 16.000 đồng/CP. Điều đáng nói là trước khi lên sàn đã có CTCK định giá C21 lên đến 63.000 đồng/CP.

Khó chấp nhận

Tuy nhiên, rất khó chấp nhận nguyên nhân “không kịp trở tay”, vì trên thực tế, vẫn có DN nhận thấy được khả năng không thể phát hành CP trong bối cảnh hiện nay đã chủ động tạm hoãn. Điển hình là CTCP Phát triển đô thị Từ Liêm (NTL). Trước đó, HĐQT của DN này đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 328 tỷ đồng lên 656 tỷ đồng bằng việc phát hành thêm CP, trong đó bán đấu giá trên sàn 2 triệu CP với giá khởi điểm không dưới 35.000 đồng/CP.

Nhưng rồi thấy tình hình TTCK không thuận lợi, lãnh đạo NTL đành chấp nhận hoãn vì khả năng thành công rất thấp. Hiện NTL đang được giao dịch với mức giá khoảng 1.7 (chưa bằng 50% mức giá định chào bán).

Điều dễ nhận thấy là phần lớn DN phát hành CP thưởng vẫn không tạo được sức hút, thậm chí còn bị NĐT tẩy chay. Có thể lấy dẫn chứng từ mã PVA. Trong phiên giao dịch hôm qua 10-8, dù sàn HNX đảo chiều tăng điểm trở lại sau nhiều phiên giảm mạnh trước đó nhưng mã này vẫn bị bán ra và giảm mạnh.

Tương tự là trường hợp của KSA. Thông tin DN này thưởng CP với tỷ lệ 25% cũng không tạo ra động lực cho mã CP này tăng giá, thậm chí mã này còn có phiên giảm sàn sau thông tin này.

Theo thống kê, tổng lượng tiền mặt đã chi trả cổ tức qua 7 tháng đầu năm 2010 đạt gần 20.000 tỷ đồng trong khi số tiền thu về qua phát hành CP chỉ đạt 5.000 tỷ đồng. Con số này đã phần nào minh chứng cho sự không hiệu quả của việc phát hành CP thưởng so với việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt.

Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các NĐT tài chính Việt Nam (VAFI), trong thời buổi khó khăn hiện nay,“tiền mặt là vua” đối với cả DN, NĐT và sự ổn định của TTCK. Tốt hơn hết DN nên trả cổ tức bằng tiền mặt cho NĐT, thay vì phát hành CP thưởng hay mua CP quỹ. Từ số tiền dù không nhiều nhưng NĐT sẽ tái đầu tư vào TTCK, vì khoản đầu tư này có tỷ suất lợi nhuận cao nếu xét trên phương diện đầu tư dài hạn và biết chọn lọc đầu tư.

Các tin khác