Công ty chứng khoán chồng chất khó khăn

Thua lỗ, lợi nhuận thấp là tình cảnh với đa số các công ty chứng khoán (CTCK) hiện nay. Lý do cơ bản là thị trường không thuận lợi, trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư  và doanh số môi giới giảm sút.

Thua lỗ, lợi nhuận thấp là tình cảnh với đa số các công ty chứng khoán (CTCK) hiện nay. Lý do cơ bản là thị trường không thuận lợi, trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư  và doanh số môi giới giảm sút.

Bức tranh ảm đạm

Sở GDCK Hà Nội (HNX) vừa có thông báo đưa 4 cổ phiếu ngành chứng khoán vào diện cảnh báo do kết quả kinh doanh năm 2010 thua lỗ. Cụ thể, cổ phiếu SVS của CTCK Sao Việt (SVS), lợi nhuận sau thuế trên Báo cáo tài chính có kiểm toán năm 2010 là âm 21,37 tỷđồng. BVS của CTCK Bảo Việt âm tới 92,73 tỷđồng. Với mức âm 172,82 tỷ đồng trong năm 2010, cổ phiếu KLS của CTCK Kim Long cũng bị HNX đưa vào danh sách này. Cũng cảnh ngộ tương tự là cổ phiếu HPC của CTCK Hải Phòng lỗ 48,715 tỷ đồng.

Trụ sở CTCK Sao Việt. (Nguồn internet)
Trụ sở CTCK Sao Việt. (Nguồn internet)

Không phải đến bây giờ mới có CTCK "rút lui" khỏi thị trường, mà những tên tuổi như Gia Anh, Vincom cũng đã từng gây sự chú ý khi Gia Anh không còn thực hiện nghiệp vụ môi giới, hay Vincom đóng cửa chi nhánh tại Hà Nội... Nhiều công ty khác cũng đã bán bớt cổ phần cho đối tác nước ngoài như chứng khoán Dầu khí, Gia Quyền, Thành Công... Việc nhiều công ty chứng khoán liên tục thay "tướng" trong 2 năm qua là minh chứng cho việc hoạt động không ổn định, lợi nhuận không đạt mức kỳ vọng của các cổ đông.

"Dư chấn" từ cuối năm 2010 như tỷ giá bất ổn, lãi suất cao và đặc biệt là lạm phát tăng cao khiến dòng tiền vào TTCK trở nên khan hiếm đã ảnh hưởng sang giai đoạn đầu năm 2011. Nền kinh tế tiếp tục đối mặt với những khó khăn. Để tồn tại được, không ít CTCK phải tham gia vào các hoạt động rủi ro như cho nhà đầu tư mua chứng khoán không cần đóng tiền trước, hay tài trợ vốn cho khách hàng với tỷ lệ cao. Tất cả đều ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh của các CTCK.

Tăng phí môi giới, CTCK thêm khó

Kể từ 1-5, theo quy định mới của Bộ Tài chính, phí môi giới với chứng khoán niêm yết sẽ có mức tối thiểu là 0,15% trên giá trị giao dịch. Hiện tại, 0,1% là mức phổ biến mà nhiều CTCT áp dụng cho nhà đầu tư VIP. Với số lượng 105 Cty, cạnh tranh trong ngành chứng khoán đang trở nên rất gay gắt. Bên cạnh đó, với số DN niêm yết và NĐT tham gia thị trường chưa thực sự nhiều, tính thanh khoản của thị trường còn thấp nên thị phần môi giới đã trở thành mảng quan trọng tại các CTCK.

Lãnh đạo một CTCK cỡ vừa tại Hà Nội chia sẻ, thị trường sôi động chủ yếu bởi các nhà đầu tư lớn dẫn dắt. Khi phí môi giới tăng tới 50%, họ sẽ phải tính kỹ hơn khi mua bán. Trong bối cảnh thị trường đang ảm đạm như hiện nay, áp mức sàn phí môi giới cao là biện pháp không tích cực.

Theo cam kết WTO, năm 2012 sẽ mở cửa hoàn toàn với các dịch vụ chứng khoán VN, sự cạnh tranh trên thị trường này chắc chắn sẽ khốc liệt hơn. Theo một quan chức UBCKNN, chưa ước lượng cụ thể nhưng 105 CTCK hiện nay theo thời gian có thể sẽ chỉ còn khoảng 50 CTCK.

Các tin khác