CK Hoa Kỳ 24-5: S&P 500 thấp nhất 1 tháng

(ĐTTC) - CK Hoa Kỳ ngày 24-5 (giờ Việt Nam) giảm điểm. Chỉ số Standard & Poor’s 500 có phiên lao dốc mạnh nhất 2 tháng giữa lúc hàng hóa rớt giá, quan ngại về cuộc khủng hoảng nợ châu Âu thêm trầm trọng và sự phục hồi kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu yếu đi.

(ĐTTC) - CK Hoa Kỳ ngày 24-5 (giờ Việt Nam) giảm điểm. Chỉ số Standard & Poor’s 500 có phiên lao dốc mạnh nhất 2 tháng giữa lúc hàng hóa rớt giá, quan ngại về cuộc khủng hoảng nợ châu Âu thêm trầm trọng và sự phục hồi kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu yếu đi.

Chỉ số S&P 500 giảm 1,2%, nhiều nhất kể từ ngày 16-3, xuống 1.317,37 điểm, mức thấp nhất trong vòng 1 tháng. Chỉ số Dow Jones Industrial Average mất 130,78 điểm (1,1%), còn 12.381,26 điểm.

“Chúng ta chứng kiến thị trường chuyển động hướng đến các rủi ro khi giới đầu tư lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công đang diễn ra ở châu Âu, cộng với những nỗi lo ngại mới rằng tăng trưởng toàn cầu sẽ chững lại. Những lo ngại này phát sinh do quý II sắp kết thúc trong bối cảnh Chính phủ chuẩn bị cắt giảm mạnh chi tiêu” - theo Mark Bronzo, người giúp quản lý 26 tỷ USD tại Security Global Investors ở Irvington, New York.

Thấp hơn bình quân

Chỉ số S&P 500 đã leo lên mức cao nhất 3 năm vào ngày giao dịch cuối tháng 4, nhưng từ đó đến nay giảm 3,4% khi các dữ liệu kinh tế không được như dự báo, cùng với việc giới đầu tư chuẩn bị đón nhận Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) kết thúc chương trình nới lỏng định lượng trị giá 600 tỷ USD vào tháng 6. Dù vậy, chỉ số này vẫn tăng 4,8% kể từ cuối năm 2010.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 24-5 (giờ Việt Nam), S&P 500 rơi xuống dưới mức bình quân 50 ngày qua.
Chỉ số FED Chicago về các hoạt đông kinh tế bất ngờ rơi xuống dưới 0 vào tháng 4. Chỉ số này lấy dữ liệu từ 85 nhân tố kinh tế trên cả nước, đã rơi xuống mức -0,45 trong tháng 4, so với mức 0,32 điểm hồi tháng 3.

Châu Âu và Trung Quốc

Các thị trường chứng khoán toàn cầu ngày hôm qua (23-5) cũng giảm mạnh do quan ngại về cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu và sự phục hồi của kinh tế toàn cầu.

Đảng Xã hội của Thủ tướng Tây Ban Nha Jose Luis Rodriguez Zapatero chứng kiến một thất bại thảm hại nhất hơn 30 năm trong cuộc bầu cử địa phương vừa qua do đã triển khai các chính sách khắc khổ. Dự báo tín nhiệm của Italia bị điều chỉnh thành “tiêu cực” từ “ổn định” bởi S&P vào ngày 20-5. Dữ liệu công bố hôm qua cũng cho biết hoạt động sản xuất tại Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại trong tháng này.

EUR rơi xuống mức thấp kỷ lục so với franc Thụy Sĩ và USD tăng giá mạnh, khiến các loại hàng hóa bất ngờ rớt giá.

CP Freeport, nhà sản xuất đồng giao dịch công khai lớn nhất thế giới, giảm 2%. CP Halliburton, nhà cung cấp dịch vụ mỏ dầu lớn thứ 2, mất 2,2%. CP Caterpillar, nhà sản xuất thiết bị xây dựng lớn nhất thế giới, mất 2,3%.

CP Bank of America giảm 1,4% và Citigroup mất 2,1%. CP Boeing Co. (BA) giảm 1,6% khi các nhà phân tích dự báo hãng này có thể phải lùi lại ngày ra mắt loại siêu phản lực mới nhất.

Các tin khác