CK Hoa Kỳ 20-9: Giảm theo lo ngại từ châu Âu

(ĐTTC) - CK Hoa Kỳ khởi đầu một tuần giao dịch mới không mấy tốt đẹp khi tất cả chỉ số chính đều tuột dốc trong phiên giao dịch rạng sáng 20-9 (giờ Việt Nam), chấm dứt đợt tăng điểm kéo dài 5 ngày của chỉ số Standard & Poor’s 500, trong bối cảnh lo ngại tăng cao về khả năng vỡ nợ của Hy Lạp, cũng như sau khi Italia bị S&P hạ tín nhiệm.

CK lấy lại một ít mất mát trong giờ cuối của ngày giao dịch khi Hy Lạp nói những cuộc đàm phán với các quan chức châu Âu về việc ứng cứu nước này khá lạc quan. CP Bank of America Corp. (BAC) và JPMorgan Chase & Co. (JPM) trượt ít nhất 2,8%, theo sau sự lao dốc của các ngân hàng châu Âu.

CP Alcoa Inc. (AA) mất 3,3%, dẫn đầu phiên rớt giá của các nhà sản xuất hàng hóa. CP  Hewlett-Packard Co. (HPQ) giảm 2,6% cùng với đà tuột dốc của những công ty phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng kinh tế.

Chỉ số S&P 500 mất 1% xuống 1.204,09 điểm. Trước đó, chỉ số này tăng 5 phiên liên tiếp hồi tuần rồi khi các quan chức chính phủ và các ngân hàng trung ương lớn tiến hành những bước đi giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu. Chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm 108,08 điểm (0,9%), xuống 11.401,01 điểm.

“Câu chuyện đáng chú ý duy nhất là châu Âu. Các ngân hàng trung ương có thể cung cấp thanh khoản, nhưng họ không thể giải quyết những mất cân bằng cấu trúc” - theo Jack Ablin, Giám đốc Đầu tư của Harris Private Bank – công ty đang trông coi 55 tỷ USD.

Các chỉ số tương lai còn tiếp tục giảm sau khi đóng cửa. Italia bị S&P hạ tín nhiêm dài hạn và ngắn hạn xuống A/A-1 từ A+/A-1+. Các hợp đồng giao dịch S&P 500 tháng 12 giảm 0,6% xuống 1.190,8 điểm.

Chỉ số S&P 500 mất tới 18% kể từ ngày 29-4 do quan ngại về cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu. Chỉ số này tăng 5,4% hồi tuần trước, là tuần tăng điểm mạnh thứ 3 kể từ năm 2009, sau khi các nhà ngân hàng trung ương nói họ sẽ cho vay USD đối với các nhà cho vay châu Âu và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cùng Thủ tướng Đức Angela Merkel nói sẽ quyết giữ Hy Lạp ở lại trong khu vực đồng tiền chung.

Chính phủ của Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou sẽ tổ chức một cuộc đàm phán với các trái chủ vào ngày mai để tiếp tục bàn về những cách thức tránh một cuộc vỡ nợ. Bộ trưởng Tài chính Pháp Evangelos Venizelos cho biết đã tổ chức các cuộc đàm phán với các quan chức Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiên tệ quốc tế (IMF) về khoản giải ngân thứ 6 cho Hy Lạp.

Trong khi Thủ tướng Hy Lạp phải đối phó với sự phản đối ở trong nước và nghi kỵ ở bên ngoài, các nhà lãnh đạo châu Âu tỏ ra không đồng lòng trong việc phải bơm thêm tiền để giữ Hy Lạp ở lại trong Eurozone. Bộ trưởng Kinh tế Hoa Kỳ Timothy F. Geithner nói trong một cuộc phỏng vấn hôm 19-9 rằng châu Âu sẽ triển khai những biện pháp tương tự như Hoa Kỳ theo sau cuộc khủng hoảng năm 2008.

“Các thị trường cho thấy tình hình đang ngày càng bất lợi và khả năng Hy Lạp vỡ nợ đang tăng cao”” - theo Frederic Dickson, người giúp trông coi 28 tỷ USD với tư cách Giám đốc Chiến lược thị trường của D.A. Davidson & Co. ở Lake Oswego, Oregon. “Thêm vào đó, người ta cũng đang mong đợi rất nhiều từ Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) trong tuần này. Điều đó tăng thêm room cho những thất vọng”.

Các quan chức FED có thể sẽ đưa ra những biện pháp mới để hỗ trợ nền kinh tế khi Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) kết thúc cuộc họp 2 ngày vào 21-9.

CK Hoa Kỳ còn giảm điểm theo sau dữ liệu cho thấy niềm tin của các công ty xây nhà trong tháng 9 rơi xuống thấp nhất 3 tháng.

Các tin khác