CK Hoa Kỳ 13-8: Tăng mạnh nhất từ 2009

(ĐTTC) - Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần vào lúc rạng sáng 13-8 (giờ Việt Nam), CK Hoa Kỳ có 2 ngày tăng điểm mạnh nhất kể từ tháng 3-2009 nhờ doanh số bán lẻ tăng mạnh nhất trong 4 tháng, làm dịu đi nỗi lo rằng nền kinh tế đang chậm lại.

Chỉ số nhóm các nhà bán lẻ trong chỉ số Standard & Poor’s 500 tăng 1,5% khi có đến 26 trong 30 CP của nhóm này tăng điểm, sau khi báo cáo của Bộ Thương mại cho biết doanh số bán lẻ tăng 0,5%. CP Caterpillar Inc. (CAT) và United Technologies Corp. (UTX) tăng ít nhất 2,9%, dẫn đầu tăng trưởng của các công ty có liên quan mật thiết đối với nền kinh tế.

CP Hewlett-Packard Co. (HPQ) tăng 4,1% sau khi Jefferies Group Inc. nâng đề suất đối với CP của công ty. Tuy nhiên, CP các công ty tài chính lại giảm đã "gọt" mất một ít thành quả trong ngày.

CP S&P 500 tăng 0,5% lên 1.178,81 điểm, tăng 5,2% trong 2 ngày giao dịch liên tiếp. Dù vậy, tính theo tuần chỉ số này vẫn giảm tuần thứ 3 leien tiếp, mất 1,7% kể từ ngày 5-8. Chỉ số Dow Jones Industrial Average tăng 125,71 điểm (1,1%), lên 11.269,02 điểm.

Khoảng 9 tỷ CP đã được chuyền tay trong phiên giao dịch ngày hôm nay, thấp hơn 42% so với mức bình quân 4 ngày trước.

“Các báo cáo doanh thu bán lẻ khá tốt”, theo Barry Knapp, Giám đốc Chiến lược vốn của Barclays Plc tại New York. “Bước đầu tiên là một sự ổn định dự báo vĩ mô ở Hoa Kỳ. Một khi những điều không chắc chắn bị loại bỏ, thị trường vốn sẽ ổn định trở lại. CP đang rẻ và đây là 1 cơ hội mua vào”.

Chỉ số S&P 500 giảm 14% kể từ đỉnh năm nay lập vào cuối tháng 4, sau khi giảm tới 18% tính tới ngày 8-8.

Khoảng 2.300 tỷ USD đã bị thổi bay khỏi các thị trường vốn ở Hoa Kỳ trong 3 tuần qua khi cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu, dấu hiệu nền kinh tế đang chậm lại và sự tuột bậc tín nhiệm AAA của Hoa Kỳ đã khiến các TTCK rơi vào thị trường gấu.

Các thị trường Hoa Kỳ đã có một tuần giao dịch đầy biến động chưa từng có.

Chỉ số S&P 500 mất 6,7% vào ngày 8-8, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 12-2008, trong phiên giao dịch đầu tiên sau khi Hoa Kỳ bị rớt khỏi hạng tín nhiệm cao nhất. S&P 500 hồi phục 4,7% trong ngày kế tiếp sau khi Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) cho biết sẽ giữ nguyên lãi suất thấp cho đến giữa năm 2013, đồng thời sẽ triển khai các công cụ chính sách khác để kích thích kinh tế. Chỉ số này lại rớt 4,4% trong ngày kế tiếp (10-8) và hồi phục 4,6% vào hôm qua.

CP tài chính giảm điểm mạnh nhất trong 10 nhóm ngành chính của S&P 500, mất 1,2% sau khi tăng 2,9% trước đó. CP Morgan Stanley mất 7,3% xuống 16,89 USD. CP JPMorgan Chase & Co. (JPM) giảm 2,1%, CP Bank of America Corp. (BAC) mất 0,8% trong hôm nay và mất 12% theo tuần.

Các tin khác