Kinh tế thế giới suy yếu
Diễn biến leo thang của cuộc xung đột thương mại đi kèm với các động thái điều chỉnh chính sách tiền tệ, cũng như tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED), đã ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu, quá trình gia tăng lạm phát, và nhất là các hoạt động giao dịch thương mại giữa các nước.Sóng gió này tiếp tục gây chao đảo nền kinh tế thế giới, kéo theo thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, và kể cả Việt Nam sụt giảm điểm mạnh. Xem ra các chuỗi sự kiện đáp trả lẫn nhau cũng như các cuộc đàm phán 2 bên tiếp tục diễn ra, và kinh tế thế giới sẽ đứng trước các thử thách khi mà chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi.

Trong tháng 4 và đầu tháng 5 vừa qua, số liệu tổng hợp của các tổ chức tài chính thế giới như HSBC, Citi group hay IMF, đều hạ dự báo tăng trưởng kinh tế các khu vực. Riêng IMF hạ dự báo tăng trưởng thế giới chỉ còn 3,3%, giảm 0,2 điểm so với dự báo hồi đầu năm 2019. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng đã hạ dự báo kim ngạch thương mại toàn cầu tăng khoảng 2,6% so với mức 3% trong năm 2018.
Như vậy, với những động thái trả đũa mới đây từ 2 phía chính quyền Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, những bất lợi ảnh hưởng tiêu cực đến trạng thái thâm hụt thương mại, giá trị giao dịch thương mại song phương, đa phương giữa các khu vực sẽ giảm sút, gây khó khăn cho các doanh nghiệp.
Chỉ số chứng khoán toàn cầu đều giảm
Chỉ số chứng khoán toàn cầu đều giảm
Các chỉ số chứng khoán thế giới và Việt Nam đã có những biến động lớn trong giai đoạn vừa qua. Chỉ số DJ có phiên giảm hơn 600 điểm sau tuyên bố của Tổng thống Donald Trump; VN Index cũng đã điều chỉnh giảm hơn 30 điểm từ vùng 980 điểm về quanh mốc hỗ trợ mạnh 950 điểm.

TTCK Việt Nam không phải là ngoại lệ, khi mà tác động của “trade war” là quá rõ, mối tương quan ảnh hưởng tới tỷ giá tăng mạnh, lạm phát tăng cũng như giá trị xuất nhập khẩu. Và khi môi trường kinh tế bất ổn, đã khiến chỉ báo tâm lý nhà đầu tư xuống thấp trong quý I-2019. Thanh khoản toàn thị trường trong 2 tháng 3 và 4 đã giảm mạnh so với giai đoạn hồi đầu năm. Một trong những nguyên nhân khiến TTCK Việt Nam điều chỉnh trong giai đoạn vừa qua đó là việc khối ngoại bán ròng mạnh trong tháng 3, cũng như giảm mạnh hoạt động mua vào trong tháng 4. Riêng trong tháng 5 khối ngoại lại tiếp tục bán ròng mạnh mẽ, và đây cũng có thể coi là 1 trong những nguyên nhân chính khiến TTCK Việt Nam còn “lình xình” thêm ít nhất đến đầu quý III-2019.
Dòng tiền nội suy giảm, khối ngoại có xu hướng bán ròng trong tháng 3, 4, 5 đã và đang cho thấy TTCK đang thiếu lực mua lên. Chưa kể những tin tức bất ổn đến từ biến động kinh tế thế giới, bất ổn địa chính trị thế giới và Việt Nam. TTCK Việt Nam cũng sẽ khó tăng mạnh hay có thể giảm sâu trong các tháng tới.
Xu hướng chung của TTCK sẽ là đợi chờ nghe ngóng các thông tin hỗ trợ. Mặc dù vậy, dòng tiền vẫn đang phân hóa vào một số các nhóm ngành. Cơ hội đầu tư đã và đang xuất hiện ở một số các cổ phiếu đặc biệt, câu chuyện ở những cổ phiếu riêng lẻ thuộc họ dầu khí, dệt may, thực phẩm, bảo hiểm, điện và hóa chất. Có thể dự báo VN Index sẽ chiều chỉnh chủ yếu trong biên độ 960-980 điểm trong thời gian tới.
Các tin, bài viết khác
VNIndex mất mốc 960 điểm
TTC Trading đăng ký mua 100 tỷ đồng vào SCR
Chứng khoán Âu-Mỹ đồng loạt giảm điểm trước tin Mỹ áp thuế nhôm thép
Kỳ vọng nâng chất thị trường chứng khoán
Nâng vốn hóa TTCK lên 100% GDP?
Những cổ phiếu một thời…: SD7 - Leo lên đỉnh, rớt xuống đáy
Vì sao vắng bóng doanh nghiệp lên sàn?
Ngày 9-12, thịt mát Massan lên UPCoM với giá khởi điểm 8 chấm
Phố Wall đóng cửa ở mức kỷ lục phiên thứ ba liên tiếp
Quốc hội chính thức thông qua Luật Chứng khoán sửa đổi