Chờ giảm nữa

Với 3 phiên giảm điểm mạnh, VN Index đã mất tổng cộng 24,76 điểm, xuống mức 454,91 điểm. HNX Index cũng có diễn biến tương tự khi giảm 3,14 điểm, xuống mức 78,86 điểm.

Với 3 phiên giảm điểm mạnh, VN Index đã mất tổng cộng 24,76 điểm, xuống mức 454,91 điểm. HNX Index cũng có diễn biến tương tự khi giảm 3,14 điểm, xuống mức 78,86 điểm.

Một NĐT có nhiều kinh nghiệm chia sẻ: Đầu tháng 5, khi mức giá SJS vẫn còn trên 4.0, anh nghĩ CP này phải xuống vùng 3.0 mới hợp lý để mua vào. Nhưng việc CP này giảm rất mạnh trong những phiên gần đây và hôm qua chỉ còn 3.2 khiến anh phải cân nhắc lại, vì có thể CP vẫn còn khả năng giảm tiếp. Khoảng 1 tuần trước, nhiều người cho rằng mức 2.0 đã là đáy của SSI, nhưng rốt cuộc CP này vẫn xuyên thủng ngưỡng 2.0. Ngoài ra, giá REE và SAM cũng chỉ còn hơn 1.1.

Nhìn chung, sau khi giảm có phần thái quá, lực mua của một số CP bắt đầu tăng lên, KLGD của SSI đã có 3 phiên tăng dần và đạt ở mức trên 1 triệu CP/phiên, SJS cũng có dấu hiệu tăng thanh khoản. Nhưng để khẳng định đây là dấu hiệu cho thấy NĐT bên ngoài đã quan tâm và chủ động bắt đáy hay chưa vẫn cần có thêm thời gian. Không loại trừ việc sức cầu tăng lên tại một số CP xuất phát từ “người nhà”, tức những cổ đông lớn, những ông chủ DN hoặc các đội lái nắm giữ khối lượng lớn.

Nếu nguồn tiền từ nhóm này dồi dào thì quá lý tưởng, nhưng ngược lại giữ giá với nguồn vốn eo hẹp, khi kết quả không như ý sẽ tạo ra hiệu ứng ngược. Chính những người mới đây giữ giá sẽ đem CP bán tháo và khiến CP giảm mạnh hơn. Nếu trong 2-3 phiên tới, những CP có dấu hiệu tăng thanh khoản và được giữ giá không trở lại những vùng giá an toàn, nguy cơ tiếp tục “down” những vùng giá thấp hơn rất dễ xảy ra.

VCB đã trở thành CP tâm điểm trong những ngày vừa qua. Việc niêm yết thêm gần 1,6 tỷ CP trên HOSE đã đưa tỷ trọng của VCB trong rổ tính VN Index tăng từ gần 0,9% lên gần 9%. Theo lập luận của nhiều NĐT, khối ngoại, cụ thể là các ETF sẽ nhắm đến VCB để đánh lên và CP này sẽ trở thành một BVH thứ 2. Giả thiết này không phải là không có cơ sở vì giá hiện tại của VCB rất mềm, chỉ hơn 3.0. Các ETF cũng đã có một số tác động đến VCB lẫn CTG trong quá khứ nên khi tầm ảnh hưởng của VCB được khẳng định rõ ràng hơn sẽ như một liều doping thúc cho giá CP chạy.

Nhưng vì những lý do trên để dẫn đến việc NĐT cá nhân mua vào VCB theo kiểu “nằm vùng” liệu có hợp lý hay không? Khả năng NĐTNN để NĐT trong nước mua sẵn CP rồi sau đó bán lại cho mình với giá cao hơn không dễ xảy ra. Trong 3 phiên đầu tuần, chỉ có phiên ngày hôm qua NĐTNN mới mua vào hơn 1,2 triệu CP VCB trong tổng số 2,2 triệu CP trao tay, 2 phiên trước đó lượng mua vào chỉ hơn 100.000 CP, điều này cho thấy sức cầu của 2 khối nội ngoại tại VCB tương đương nhau nếu không muốn nói là nội lấn át cả ngoại.

Một lập luận khác được đưa ra rằng BVH đã tăng được từ 5.0 lên 10.0 thì không có lý do gì VCB không tăng được. Như vậy, cứ việc mua từ giá 3.0 cho đến 5.0 rồi sau đó bán lại cho NĐTNN.

GÓC CHUYÊN GIA

Về mặt kỹ thuật, gần như toàn bộ blue chip có thanh khoản cao hơn 150.000 CP/phiên đều đã phá vỡ những hỗ trợ và đang thể hiện tín hiệu kỹ thuật tiêu cực. Trên nhóm vốn hóa lớn, tín hiệu cho thấy VIC, MSN, BVH có thể tiếp tục giảm. Trên các công cụ RSI, MFI và S.O, thống kê cho thấy có hơn 70% số mã CP phát tín hiệu tiêu cực hoặc tín hiệu bán ra. Ngay cả chỉ số VN Index cũng chưa có dấu hiệu thể hiện khả năng phục hồi trong ngắn hạn. Thanh khoản mặc dù có tăng, nhưng trở nên quá yếu ớt so với việc thị trường liên tiếp sụt giảm qua các ngưỡng hỗ trợ. Khả năng phá vỡ ngưỡng 450 điểm của VN Index tương đối cao. Luồng thông tin mang màu sắc tiêu cực đến với NĐT có thể vẫn chưa chấm dứt. Thị trường có thể giảm thêm vài phiên nữa trước khi phục hồi.

Bộ phận phân tích CTCK Dầu Khí

Nhưng vấn đề nằm ở chỗ NĐTNN vẫn còn rất nhiều sự lựa chọn chứ không riêng gì VCB. VCB và BVH cũng có rất nhiều điểm khác nhau nên gán ghép như vậy e rằng rất tùy tiện.

Không loại trừ trường hợp NĐTNN thấy những NĐT khác đẩy giá lên quá cao, có thể không mua vào nữa và lúc này những người ôm hàng sẽ khóc dở mếu dở và sau đó phải bán ra chịu thua lỗ, lúc này NĐTNN mới ra tay mua vào.

Có khá nhiều lý do để lý giải cho những diễn biến có phần tiêu cực của TTCK trong 3 phiên gần đây, nhưng tựu chung có 2 luồng ý kiến. Thứ nhất, những lo ngại về kinh tế vĩ mô đã khiến NĐT lo lắng và bán ra CP. Nhưng đâu phải đến giờ mới xuất hiện những lo ngại như vậy. Thứ hai, kế hoạch đẩy thị trường lên của NĐTNN thất bại dẫn đến những phiên điều chỉnh.

Nếu lập luận theo cách này, thị trường có thể sẽ sớm ổn định trở lại khi trong những ngày sắp tới những trụ cột như BVH, MSN, VIC tạo đáy hoặc tăng giá trở lại. Nhưng cần lưu ý đến xu hướng đảo danh mục của NĐTNN khi VCB tiến hành niêm yết gần 1,6 tỷ CP, vì lúc đó tầm ảnh hưởng của những blue chip khác sẽ giảm xuống. Như vậy, NĐTNN sẽ phải tiến hành bán ra một số lượng nhất định những CP còn lại và đem tiền đổ vào VCB, điều này sẽ ít nhiều gây ra những tác động đến thị trường.

Các tin khác