Tâm lý lo ngại khiến cho NĐT đẩy lệnh bán trên khắp bảng điện, từ những mã CP nhỏ cho đến những mã CP có vốn hóa lớn, đều bị bán ra dưới giá tham chiếu. Sự thắng thế của bên bán khiến cho VN Index rơi vào trạng thái mất điểm ngay từ phiên sáng.
Áp lực bán ra ngày càng gia tăng trong phiên chiều, đặc biệt là nhóm CP ngân hàng, đẩy đà rơi của VN Index mạnh hơn. Chốt phiên hôm nay (24-2), chỉ số này mất 29,75 điểm (tương đương 3,19%) xuống 903,34 điểm.
Toàn sàn HOSE có 330 mã giảm (59 mã giảm sàn), 39 mã đứng giá và 42 mã tăng. Trong nhóm CP giảm có mặt toàn bộ những CP có tác động đến VN Index như: BVH (Bảo Việt), CTD (Coteccons), FPT, GAS (PV Gas), HPG (Hòa Phát), MSN (Masan), MWG (Thế giới di động), PLX (Petrolimex), PNJ (Vàng Phú Nhuận), SAB (Sabeco), REE, POW (PV Power), VHM (Vinhomes), VIC (Vingroup), VJC (Viettjet Air), VNM (Vinamilk), VRE (Vincom Retail), ROS (FLC Faros).
Giảm sốc nhất là nhóm CP tài chính - ngân hàng với hàng loạt mã giảm sàn như: VPB (VP Bank), TCB (Techcombank), SSI (CTCK Sài Gòn), HCM (CTCK TPHCM).
Tuy nhiên, bù lại với số điểm giảm là sự cải thiện đáng kể về mặt thanh khoản với hơn 291 triệu CP khớp lệnh, tương đương giá trị giao dịch đạt 5.126 tỷ đồng.
Bên sàn Hà Nội cả 2 chỉ số HNX Index và UPCoM Index đều ghi nhận phiên sụt giảm mạnh nhất trong khoảng vài năm trở lại đây. Chốt phiên, HNX Index giảm 3,93 điểm xuống còn 104,15 điểm, UPCoM Index giảm 1,06 điểm xuống còn 55,23 điểm.
Các tin, bài viết khác
Tổng Giám đốc HOSE nêu giải pháp chống nghẽn lệnh giao dịch
Nhiều mã cổ phiếu không đúng giá trị thật
TTCK: Đỉnh 1.200 điểm khó vượt?
Không dễ dàng cho nhà đầu tư F0
Ông Lê Hải Trà được bổ nhiệm Tổng giám đốc HOSE
Thị trường chứng khoán khởi sắc, thu hút nhiều vốn đầu tư
Hoàng Anh Gia Lai lại lỗ hơn 5.000 tỷ đồng
Sử dụng Quỹ phòng ngừa rủi ro trong trường hợp mất khả năng thanh toán chứng khoán phái sinh
Thị trường vẫn hút dòng tiền mới
Nhóm ngành được kỳ vọng trong 2021