Những kỳ vọng
Theo quy hoạch 1/2.000 được phê duyệt tháng 4-2012, khu đô thị Tây Bắc bao gồm: khu giáo dục (tiểu học, trung học, dạy nghề bậc cao, đại học…); khu giáo dục phục vụ di dời các trường, viện - trường, các trung tâm đào tạo trung học chuyên nghiệp, đại học của TP; khu dân cư, tái định cư; khu thương mại, dịch vụ; khu giải trí, y tế, thể thao; khu công viên; công viên công nghệ thông tin.
TP đang xem xét tiềm năng ưu tiên phát triển về hướng Tây Bắc, vì khu vực này còn nhiều quỹ đất phát triển đô thị, giá đất còn rẻ; kết nối với tỉnh Long An, Tây Ninh, cửa khẩu Mộc Bài. Thời gian qua, tuy nguồn lực đầu tư hạn hẹp, nhưng TP đã đầu tư nhiều dự án đường hướng tâm như Quốc lộ 22, đường Phan Văn Hớn, Tỉnh lộ 9, Tỉnh lộ 15, Tỉnh lộ 22…
Ông Nguyễn Thanh Nhã,
Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM |
Hay như cũng trong khu đô thị này, một dự án Đại lộ ven sông do Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh (thuộc Tập đoàn Tuần Châu) khởi xướng, cũng đã được TPHCM kiến nghị Bộ Giao thông - Vận tải bổ sung vào quy hoạch đường cao tốc TPHCM - Mộc Bài (Tây Ninh). Khi được đầu tư xây dựng, tuyến đại lộ này sẽ nối trung tâm TPHCM từ bến Bạch Đằng (quận 1) với các quận huyện phía Tây như Gò Vấp, quận 12, Hóc Môn, Củ Chi.
Không những thế, dự án còn giúp phát triển khu vực huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương; huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh; huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Điều này sẽ giúp phá thế độc đạo của Quốc lộ 22, tức đường Xuyên Á hiện nay. Tuyến đại lộ này được đầu tư sẽ tạo điều kiện phát triển khu đô thị Tây Bắc TPHCM rộng 9.000ha, đã quy hoạch hơn 15 năm nay vẫn chưa thực hiện được.

Trao đổi với ĐTTC, ông Đào Hồng Tuyển, Chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu, nếu thuận chủ trương đầu tư cam kết trong 18 tháng sẽ hoàn thành, đưa vào vận hành tuyến đường này. Hiện Tập đoàn Tuần Châu đã làm việc, liên kết với các đối tác như ngân hàng, nhà thầu, các tập đoàn về vật liệu xây dựng… thu xếp xong vốn cho dự án. Không những thế, hàng loạt “đại gia” xây dựng tên tuổi khác như Novaland, Hưng Thịnh… cũng đang “xí” đất khu Tây Bắc để thực hiện các dự án trong tương lai.
Khi hạ tầng kết nối…
Không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt tập đoàn lớn chuyển hướng rót vốn vào khu đô thị Tây Bắc. Đó là việc TPHCM quy hoạch lại định hướng phát triển từ phía Nam TP (quận 7, Nhà Bè) sang khu Tây Bắc, nên các doanh nghiệp đón đầu cơ hội đầu tư. Việc điều chỉnh hướng quy hoạch phát triển đô thị sẽ giúp TP ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng trong tương lai gần, mà TP là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong khi hiện tại phần lớn diện tích TP nằm trên khu vực thấp.
Theo ông Phạm Ngọc Dũng, Giám đốc Khu Quản lý Giao thông đô thị số 3, giữa tháng 7-2018 đã trình Sở GT-VT TPHCM thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án mở rộng, nâng cấp tỉnh lộ 7, đoạn từ cầu Kênh N31A đến ngã tư Tân Quy (Củ Chi), có quy mô dài 8km, mặt cắt ngang 20m, tổng mức đầu tư 368 tỷ đồng. Dự án này đã được thông qua chủ trương đầu tư công tại Nghị quyết 07/NQ-HĐND của HĐND TPHCM, thời gian thực hiện từ năm 2018-2022.
Việc đầu tư dự án này kết hợp với đầu tư các đoạn còn lại trên trục Tỉnh lộ 8, sẽ góp phần hoàn tất trục Tỉnh lộ 8 từ Long An đến huyện Củ Chi đi Bình Dương, qua đó tạo thành trục động lực phát triển của các địa phương nằm dọc theo tuyến. Hiện nay, một trong những dự án trọng điểm để tháo nút thắt cho cửa ngõ Tây Bắc đang được thi công gấp rút là nút giao thông An Sương (quận 12). Công trình này sẽ tạo thông thoáng cho trục đường huyết mạch từ TPHCM đi các tỉnh miền Đông, miền Tây và ngược lại; cũng như từ trung tâm TP về huyện Củ Chi, Long An, Tây Ninh…
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đồng ý với kiến nghị của tỉnh Tây Ninh về việc sớm triển khai dự án cao tốc TPHCM - Mộc Bài. Theo đó, dự án Cao tốc TPHCM - Mộc Bài là 1 trong 7 dự án đường cao tốc ở phía Nam, nằm trong tổng số 21 tuyến cao tốc trong “Quy hoạch tổng thể mạng lưới cao tốc Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 (4 làn xe) khoảng 10.727 tỷ đồng, giai đoạn 2 (nâng lên 6-8 làn xe) là hơn 5.000 tỷ đồng. Như vậy, động lực này được kỳ vọng sẽ tạo cú hích cho khu vực cửa ngõ Tây Bắc của TPHCM phát triển mạnh trong thời gian tới.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
Quản lý chặt dự án trước cơn sốt đất
Đổ xô “săn” đất Cần Giờ
Khóc ròng vì mua biệt thự trên đất nông nghiệp
Hà Nội kiểm định, đánh giá chung cư cũ
Nhận diện 5 nguyên nhân gây sốt đất
Xóa ách tắc đền bù, bắt đầu từ đâu?
Hà Nội: Rà soát biệt thự, công trình kiến trúc xây dựng trước năm 1954
Giá bất động sản tăng: Ngân hàng siết chặt tín dụng, tránh rủi ro kép
Hà Nội rà soát nhà “siêu méo siêu mỏng” tại đường vành đai 2
NoXH: Nghị định 49 có cải thiện Nghị định 100?