Liên kết nâng sức cạnh tranh

Theo ông Huỳnh Quang Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương, toàn tỉnh hiện có trên 500 DN chế biến và xuất khẩu gỗ. Ngành gỗ hiện nay phải đối mặt với những khó khăn về nguồn nguyên liệu và các sản phẩm, dịch vụ phụ trợ ngành gỗ. Về nguyên liệu, những năm trước các DN tỉnh Bình Dương chủ yếu nhập nguồn gỗ thô từ Campuchia, Lào nhưng hiện nay, do ảnh hưởng chính sách bảo vệ tài nguyên rừng của nước bạn, nguồn nguyên liệu phải nhập từ các nước như Hoa Kỳ, Canada (chủ yếu là gỗ thông, gỗ tràm, gỗ sồi) nên phí sản xuất tăng cao, DN cũng mất nhiều thời gian hơn để đáp ứng đơn đặt hàng.
 

Mặc dù chiếm gần 40% giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước năm 2014 nhưng các DN chế biến, xuất khẩu gỗ tại Bình Dương vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

Theo ông Huỳnh Quang Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương, toàn tỉnh hiện có trên 500 DN chế biến và xuất khẩu gỗ. Ngành gỗ hiện nay phải đối mặt với những khó khăn về nguồn nguyên liệu và các sản phẩm, dịch vụ phụ trợ ngành gỗ. Về nguyên liệu, những năm trước các DN tỉnh Bình Dương chủ yếu nhập nguồn gỗ thô từ Campuchia, Lào nhưng hiện nay, do ảnh hưởng chính sách bảo vệ tài nguyên rừng của nước bạn, nguồn nguyên liệu phải nhập từ các nước như Hoa Kỳ, Canada (chủ yếu là gỗ thông, gỗ tràm, gỗ sồi) nên phí sản xuất tăng cao, DN cũng mất nhiều thời gian hơn để đáp ứng đơn đặt hàng.

Bên cạnh đó, các sản phẩm phụ trợ ngành gỗ tại Bình Dương như sơn, dầu, thuốc chống ẩm mốc, đinh vít… cũng chưa phát triển mạnh để đáp ứng đủ nhu cầu thực tế. Phần lớn DN vẫn phải nhập các sản phẩm phụ trợ ngành gỗ từ nước ngoài. Được biết, nguyên vật liệu phụ trợ ngành gỗ chiếm từ 20-25% chi phí sản xuất nên ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Theo nhiều lãnh đạo DN, muốn đủ sức cạnh tranh các DN trong tỉnh cần phải có tiếng nói chung để tạo ra sự liên kết lâu dài, bền vững; cùng nhau chia sẻ thông tin, công nghệ, nguồn nguyên liệu và cả nhân lực cho sự phát triển riêng lẻ của từng DN. Nếu đơn đặt hàng lớn, đòi hỏi nhiều chi phí, DN trong tỉnh nên hợp tác cùng nhau chia sẻ đơn hàng, cùng nhau hưởng lợi nhuận… nếu không đơn hàng lớn sẽ vào tay DN nước ngoài.

Về vấn đề này, ông Lương Ngọc Kim, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương, nhận định các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Bình Dương có hệ thống phân phối sản phẩm rộng rãi nhờ vào các chiến lược makerting từ các chuỗi phân phối toàn cầu từ các siêu thị, trung tâm thương mại. Vì thế, DN trong nước muốn tham gia thị trường xuất khẩu không thể bỏ sót bước đi mang tính chiến lược này.

Để tạo tối đa ưu thế cho các DN chế biến gỗ, mới đây, ông Trần Văn Nam, Chủ tịch UBND tỉnh, đã chấp nhận chủ trương thành lập khu công nghiệp chuyên sản xuất, chế biến gỗ tại Cụm công nghiệp Tân Lập (huyện Bắc Tân Uyên) để hỗ trợ cho DN trong tỉnh trước làn sóng đầu tư ồ ạt vào ngành gỗ tại Bình Dương. Bên cạnh đó các chính sách về thuế, hải quan… cũng sẽ được tinh giảm nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN chế biến gỗ của tỉnh trong xu hướng cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Các tin khác