Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ

Để hình ảnh du lịch Việt Nam nói chung và du lịch TPHCM nói riêng thực sự đẹp và sản phẩm du lịch hấp dẫn cần phải làm rất nhiều việc. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Lửa Việt, cho rằng trước khi bàn việc lớn, chúng ta hãy bắt đầu từ những việc nhỏ.

Để hình ảnh du lịch Việt Nam nói chung và du lịch TPHCM nói riêng thực sự đẹp và sản phẩm du lịch hấp dẫn cần phải làm rất nhiều việc. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Lửa Việt, cho rằng trước khi bàn việc lớn, chúng ta hãy bắt đầu từ những việc nhỏ.

PHÓNG VIÊN: - Trước tình hình lượng khách quốc tế sụt giảm, rất nhiều tồn tại của ngành du lịch Việt được đem ra mổ xẻ. Là một người trong ngành, ông đánh giá như thế nào về thực trạng ngành du lịch hiện nay?

 

Ông NGUYỄN VĂN MỸ: - Trước hết cần phải khẳng định quan điểm của tôi là công tâm trong đánh giá, không cảm tính hoặc có những phát biểu không đúng, bôi xấu du lịch Việt Nam, nhưng cũng không chấp nhận việc tô hồng quá đáng.

Có một thực tế dễ thấy là du lịch Việt Nam hiện nay chưa hấp dẫn ngay cả với du khách trong nước chứ chưa nói khách quốc tế. Bằng chứng là số lượng khách quốc tế đến Việt Nam so với 2 quốc gia láng giềng là Lào và Campuchia đang ngày càng giảm sút. Cụ thể, xét theo hiệu quả, du lịch Việt Nam kém xa Lào và Campuchia. Dân số Lào 7 triệu người, đón 3,5 triệu khách quốc tế năm 2014. Campuchia dân số 15 triệu người, đón 4,5 triệu khách. Còn Việt Nam hơn 91 triệu dân chỉ đón được 7,9 triệu khách.

Ngay như Khu du lịch Suối Tiên của TPHCM ngày càng hiếm du khách nước ngoài ghé thăm. Theo suy nghĩ của tôi, trước khi làm những việc lớn lao, chúng ta hãy bắt đầu từ những việc nhỏ. Nói thật bây giờ có ai hỏi khi đến TPHCM mua món quà gì đặc trưng, ngay cả dân trong nghề như chúng tôi cũng không biết trả lời sao.

- Ông nhận định như thế nào về kết quả điều tra mới được Tổng cục Du lịch công bố cách đây chưa lâu về mức độ hài lòng của du khách đến Việt Nam?

- Khi nghe các con số 94,09% số khách được hỏi đã đánh giá du lịch Việt Nam ở mức tốt và rất tốt, 5,69% đánh giá trung bình và chỉ có 0,22% nhận xét du lịch Việt Nam ở mức kém và rất kém, nói thật tôi rất nghi ngờ cuộc khảo sát này của Tổng cục Du lịch. Khảo sát có nhiều dạng, mỗi dạng có nội dung và hình thức riêng. Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch các tỉnh tham gia theo kiểu được chăng hay chớ còn có thể hiểu, chứ 1.000 doanh nghiệp lữ hành tham gia thật khó tin.

Đại diện một số doanh nghiệp lữ hành nói thẳng họ không hề biết cuộc khảo sát này. Nếu thật sự cuộc khảo sát được thực hiện với 14.000 du khách các số liệu liên quan về độ tuổi, nghề nghiệp, quốc tịch, lý do du lịch và các chi tiết cụ thể của mẫu điều tra… tại sao không được công bố?

Chỉ số hài lòng tuyệt đối đến 94,09%, còn chỉ số yếu kém cực kỳ thấp 0,22% quả là quá đẹp nhưng lại mâu thuẫn với lượng khách quay lại Việt Nam là 32,98% (thực tế thấp hơn rất nhiều), trong đó 18,1% quay lại lần 2 và 5,77% quay lại lần 3. Chỉ số này càng mâu thuẫn với lượng khách quốc tế giảm sút trong 5 tháng đầu năm 2015 là 12,6% so với cùng kỳ.

Theo kinh nghiệm nhiều năm làm du lịch, tôi thấy nếu tỷ lệ du khách hài lòng cao như thế, lượng khách quay lại phải hơn 70% và lượng khách đến phải tăng ít nhất 35%, thay vì giảm 12,6% như báo cáo. Được khen, ai chẳng vui? Người ta khen nước mình lại càng tự hào nhưng phải khen đúng. Khen như Đài Truyền hình ABC của Hoa Kỳ với Sơn Đoòng người Việt nào mà không phấn khởi.

Đằng này, mình tự khen mình quá lố mà cảm thấy vui thì thật nguy hiểm. Bởi lẽ, bản thân chúng tôi là những doanh nghiệp hoạt động trực tiếp, đang gặp rất nhiều khó khăn, đang tìm mọi cách níu kéo khách đến, trong khi lượt khách du lịch đang sụt giảm từng ngày, không biết căn cứ vào đâu Tổng cục Du lịch có được kết quả như vậy.

Thực tế, tôi đã đi nhiều nơi và thấy rằng du lịch Việt Nam ngày càng đi xuống trầm trọng, khách quốc tế thường đến 1 lần rồi không quay trở lại. Một phần vì tình hình kinh tế suy thoái, nhưng phần lớn do ngành du lịch chưa có chương trình hành động cụ thể nào sẽ rất khó níu kéo khách.

- Việt Nam đang nỗ lực trong việc quảng bá hình ảnh du lịch ra thế giới nhưng ngay cả cách thức quảng bá cũng đang bị đánh giá chưa hiệu quả. Vậy theo ông làm sao để lan tỏa hình ảnh du lịch Việt Nam?

Nạn ăn xin, tại sao Đà Nẵng dẹp được trong khi TPHCM không làm được. Ngoài ra, có một viêc nhỏ nhưng lâu nay ngành du lịch Việt Nam chưa thể giải quyết thấu đáo là nhà vệ sinh. Mới đây, khi dẫn đoàn đi Lào, chúng tôi ấn tượng với nhà vệ sinh ở Lào, chỗ nào cũng khá tươm tất, có chỗ chưa đẹp nhưng sạch sẽ. Còn ở ta chuyện nhà vệ sinh mấy chục năm còn chưa làm được nói chi chuyện lớn. Du lịch Việt Nam muốn phát triển tốt xin hãy làm cuộc cách mạng, có thể bắt đầu từ các nhà vệ sinh.

- Theo quan điểm của tôi, quảng bá là việc nên làm nhưng nó không quan trọng bằng việc dân du lịch truyền miệng. Hiện nay khi mạng xã hội phát triển, các website du lịch rộng khắp toàn cầu, chỉ một chia sẻ nho nhỏ của du khách sẽ giúp hình ảnh du lịch Việt Nam được lan tỏa rất nhanh, mạnh.

Muốn làm được, như tôi nói ban đầu phải bắt đầu từ những việc nhỏ, mỗi năm phải đưa ra một vấn đề và nhất định phải làm cho bằng được. Còn nếu chúng ta chỉ quảng bá mà không làm ngay, khi du khách tới dễ bị thất vọng, cảm giác bị lừa dối. Và như vậy khi họ chia sẻ trên các diễn đàn du lịch sẽ khiến hình ảnh du lịch của nước ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cần phải nhấn mạnh thêm rằng, để làm được tất cả những việc này, vai trò của con người hết sức quan trọng, nhất là những người lãnh đạo. Chúng ta hãy nhìn sang những nước láng giềng để học hỏi cái hay, cái độc đáo của họ trong việc làm du lịch và thu hút khách quốc tế. Một thực tế đáng buồn là xếp theo lượng khách quốc tế, du lịch Việt Nam chưa thể so sánh với nhóm đầu là Malaysia, Thái Lan, Singapore dù số lượng di sản thế giới của Việt Nam gần gấp 2 lần tổng số di sản của 3 nước trên cộng lại.

Xếp theo hiệu quả, du lịch Việt Nam thua cả Lào và Campuchia. Mặt yếu kém nhất của kinh tế lẫn du lịch Việt Nam là yếu tố con người. Chính bộ máy cồng kềnh và kém hiệu quả là cản trở chính khiến kinh tế và du lịch Việt Nam chưa thể cất cánh.

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác