EU nặng gánh chi trả lương hưu

Lãi suất thấp lịch sử ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và dự kiến chưa có điểm dừng khi Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi  cho biết mong muốn giữ lãi suất thấp (0,05%) trong một thời gian dài nữa, đang khiến chính phủ một số nước EU và cả các doanh nghiệp phải lo lắng khi phải dành thêm hàng tỷ EUR để chi trả lương hưu.

Lãi suất thấp lịch sử ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và dự kiến chưa có điểm dừng khi Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi  cho biết mong muốn giữ lãi suất thấp (0,05%) trong một thời gian dài nữa, đang khiến chính phủ một số nước EU và cả các doanh nghiệp phải lo lắng khi phải dành thêm hàng tỷ EUR để chi trả lương hưu.

Chính sách tiền tệ siêu lỏng của ECB với mức lãi suất thấp kỷ lục đã khiến sụt giảm lợi suất trên thị trường trái phiếu. Nhiều doanh nghiệp đã phải lên tiếng kêu cứu vì gánh nặng chi trả lương hưu. Theo số liệu thu thập của Bộ Lao động Liên bang Đức, có khoảng 17,8 triệu người dân Đức đã tham gia cơ chế lương hưu doanh nghiệp hồi cuối năm 2013, tức khoảng 60% lực lượng lao động có việc làm của nước này yêu cầu chi trả các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội.

Do lợi tức thấp, các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều hơn nguồn tài chính dự trữ để đáp ứng nhu cầu chi trả lương hưu. Thí dụ như Hãng hàng không Lufthansa (Đức) phải dành thêm 2,5 tỷ EUR (2,8 tỷ USD) để chi trả lương hưu của năm 2014. Đây là một trong những nhân tố kéo lợi nhuận của Lufthansa giảm xuống 55 triệu EUR năm 2014. Tại Eurozone, các quỹ hưu trí doanh nghiệp thường phụ thuộc vào mức lợi tức hoặc lãi suất để giúp tăng và tối đa hóa các khoản đầu tư của các khách hàng của mình. Nhưng hiện nay, với lãi suất ở mức thấp nhất trong lịch sử, các quỹ hưu trí rất khó đáp ứng nhu cầu trên.

Trong khi đó, các doanh nghiệp của Vương quốc Anh cũng đối mặt với những khó khăn tương tự. Theo công ty tư vấn hưu trí và phúc lợi JLT, một số doanh nghiệp có tên trong chỉ số FTSE 100 sẽ phải tăng mức đóng góp tiền mặt vào quỹ lương hưu trong năm 2015.

JLT tính toán số tiền hụt thu trong ngân sách lương hưu của các doanh nghiệp có tên trong chỉ số FTSE 100 tính đến cuối năm 2014 tăng lên 80 tỷ bảng Anh (125 tỷ USD) so với năm trước đó. Điều này đẩy các doanh nghiệp vào tình thế khó khăn giữa việc bảo vệ nguồn tài chính dự phòng trong khi vẫn cung cấp các gói hưu trí hấp dẫn cho người lao động.

Quỹ hưu trí tại EU phình to khiến nhiều chính phủ và doanh nghiệp lo lắng.

Quỹ hưu trí tại EU phình to khiến nhiều chính phủ và doanh nghiệp lo lắng.

Bên cạnh đó, chính phủ Pháp đã tiến hành các phương án cải cách chế độ hưu trí để đảm bảo cân bằng các chế độ hưu trí trong ngắn hạn, trung và dài hạn, tăng cường sự công bằng, bền vững và hợp lý đối với người có bảo hiểm xã hội.

Cụ thể, chính phủ Pháp muốn chấm dứt thâm hụt ngân sách của hệ thống hưu trí vào năm 2020. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng vì tính đến cuối thập niên này, thâm hụt ngân sách hưu trí cộng dồn lại từ tất cả các chế độ lương hưu khác nhau có thể lên đến 21 tỷ EUR, trong đó thâm hụt trong cơ quan hành chính nặng nhất, với mức 7 tỷ EUR.

Theo kết quả nghiên cứu của Ngân hàng HSBC, nhiều người Pháp không tiết kiệm đủ cho tuổi già bởi đa số vẫn dựa hoàn toàn vào chế độ hưu trí của nhà nước. Có tới hơn 1/3 dân Pháp, tức là khoảng 36%, không tiết kiệm gì cho tuổi già và khoảng 23% thừa nhận là không chuẩn bị về hưu một cách đầy đủ. Cũng theo kết quả nghiên cứu này, 50% người Pháp coi nhà nước là nguồn đảm bảo lương hưu cho họ mà không hề tính đến tình hình thâm hụt ngân sách hưu trí trầm trọng.

Theo số liệu nghiên cứu của ECB, tổng số tiền lương hưu 19 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) phải chi trả cao gấp 5 lần tổng nợ của họ. Trung tâm Nghiên cứu các khoản nợ phát sinh thuộc đại học Freiburg (Đức) cho biết, trong năm 2009, các quốc gia trong bản báo cáo trên có nghĩa vụ thực hiện phúc lợi hưu trí cho dân cư dự kiến lên đến 30.000 tỷ EUR (39.300 tỷ USD).

Trong đó, Đức phải chi 7.600 tỷ EUR và Pháp chi 6.700 tỷ EUR lương hưu. ECB dự báo phúc lợi hưu trí của khu vực năm 2060 sẽ tăng từ 14% đến 25% GDP. Châu Âu có tỷ lệ số dân trên 60 tuổi cao nhất thế giới. Dự đoán, con số này sẽ tăng lên 35% vào năm 2050, so với năm 2009 là 22%.

Các tin khác