Đề án nhằm đưa TPHCM phát triển lĩnh vực VLXD có công nghệ sản xuất hiện đại tạo ra các sản phẩm chất lượng cao về kỹ thuật, mỹ thuật, tiêu hao nguyên liệu và năng lượng thấp, sử dụng phế thải công nghiệp, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên; phát triển đa dạng các loại VLXD cơ bản đáp ứng yêu cầu xây dựng các công trình đặc thù, các công trình ven biển và hải đảo. TP phấn đấu trở thành trung tâm giao dịch, trưng bày, triển lãm sản phẩm VLXD quy mô lớn.
Thực hiện di dời các nhà máy, trạm nghiền, trạm trộn xi măng; đến năm 2030, hoàn tất việc triển khai thực hiện di dời cơ sở sản xuất VLXD khác (trừ cơ sở sản xuất xi măng) không phù hợp với Đề án vào khu công nghiệp trên địa bàn TP hoặc đến những địa phương khác có quy hoạch phù hợp.
Đến năm 2030, TP không khuyến khích đầu tư mới các trạm nghiền, trạm trộn xi măng; chỉ đầu tư xây dựng mới các trạm tiếp nhận, trạm phối trộn, phân phối xi măng đạt yêu cầu vệ sinh môi trường trong các khu công nghiệp hoặc xem xét nâng công suất đối với các trạm nghiền hiện hữu đang hoạt động trong các khu công nghiệp để đáp ứng nhu cầu xây dựng của TP; ckhuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các cơ sở sản xuất vật liệu không nung trong các khu công nghiệp để phục vụ cho nhu cầu của TP; phát triển sản xuất các loại vật liệu nhẹ, siêu nhẹ dùng để làm tường, vách ngăn, vật liệu chống cháy, chậm cháy, vật liệu cách âm, cách nhiệt, cách điện, tiết kiệm năng lượng, vật liệu mới, vật liệu xanh…; phát triển mạnh hơn các sản phẩm vật liệu xây không nung như: gạch bê tông, bê tông khí chưng áp, bê tông rỗng, tấm tường...
Các tin, bài viết khác
TPHCM ưu tiên phát triển nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ
“Gia tốc” mới thị trường địa ốc phía Nam
Phản hồi bài: Dự án ma hậu quả buông lỏng quản lý
TPHCM đề xuất 8 dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài
Muốn giảm giá nhà phải làm các khu đô thị quy mô lớn
Nhà đất tăng giá theo TP Thủ Đức
Kỳ vọng bức tranh đô thị TPHCM
Vẫn khó mua nhà ở xã hội
Tỉnh táo khi ôm “đất làng” chờ... “lên phố”
Thông xe cầu thép An Phú Đông, quận 12