Cụ thể, Bộ Xây dựng cho biết, theo quy định tại Điều 15 Luật Nhà ở năm 2014, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng Chương trình phát triển nhà ở của địa phương bao gồm cả tại đô thị và nông thôn cho từng giai đoạn 5 năm và 10 năm hoặc dài hơn để trình HĐND cùng cấp thông qua trước khi phê duyệt. UBND cấp tỉnh phải tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm và 5 năm trên địa bàn.
Ngoài ra theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, nội dung chương trình phát triển nhà ở của địa phương bao gồm thực trạng các loại nhà ở (số lượng, loại nhà, tổng diện tích sàn xây dựng), nhu cầu về diện tích đất để xây dựng các loại nhà ở, nhu cầu vốn đầu tư xây dựng nhà ở… Quy định tại khoản này không có nội dung về số lượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở và danh mục các dự án đầu tư nhà ở trên địa bàn.
Cũng tại Khoản 3 Điều 3 nghị định này, nội dung kế hoạch phát triển nhà ở địa phương bao gồm: số lượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, tổng diện tích sàn xây dựng cần đầu tư, tỷ lệ các loại nhà ở cần đầu tư, nguồn vốn huy động cho phát triển các loại nhà ở… Quy định này không có nội dung về danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà trên địa bàn.
Sở dĩ Sở Xây dựng TPHCM phải phát công văn hỏi ý kiến Bộ Xây dựng do hiện nay nhiều dự án nhà ở chưa được xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư do chưa rõ có hay không có trong danh mục dự án kèm theo Chương trình phát triển nhà ở của TP.
Các tin, bài viết khác
Bàn giao 700 căn nhà ở xã hội HOF-HQC Hồ Học Lãm
Sống lay lắt bên khu kinh tế
Tháo gỡ điểm nghẽn để khai thác đất hiệu quả
Pháp lý condotel không theo kịp cuộc sống
Chuyển condotel sang căn hộ chung cư: Biến dạng đất du lịch, bóp méo quy hoạch
Sớm luật hóa loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh
Mua nhà trên giấy, mịt mù tương lai
Novaland Expo gây ấn tượng mạnh với khách hàng, nhà đầu tư
Đến năm 2030 mới khắc phục xong đầu tư lệch pha cao tốc
Chỉ cần vài giây để biết về pháp lý, tiến độ dự án nhà ở thương mại