Theo đó, khu vực cao tầng được bố trí dọc theo các trục đường chính như Quốc lộ 1, Quốc lộ 13, tạo không gian động, chiều cao được thấp dần vào trong và thấp nhất là khu vực phía Tây khu đất giáp sông Sài Gòn, khu vực cây xanh công viên tập trung tạo nên không gian tĩnh cho toàn bộ khu vực.

Khu thấp tầng tập trung tại khu vực dọc sông Sài Gòn. Khu vực sinh hoạt, vui chơi, giải trí tập trung tại khu thể dục thể thao, cây xanh công viên và khu văn hóa dọc rạch giữ lại và mở rộng. Đối với khu vực giáo dục các trường bố trí trong các khu dân cư và khu hỗn hợp có chức năng ở.
Ngoài ra còn các điểm tại trung tâm các khu ở bố trí các công trình công cộng và có kết hợp công viên cây xanh nhằm nâng cao yếu tố cảnh quan với hình thức kiến trúc và mặt đứng phù hợp, đa dạng phong phú; phục vụ cho không những nội khu mà còn đáp ứng nhu cầu cho cả các khu lân cận trong tương lai.
Các khoảng công viên kết hợp sân bãi sinh hoạt thể dục trong các khu ở được bố trí như những khoảng không gian đệm chuyển tiếp giữa các nhóm nhà ở và các phân khu chức năng. Các khu nhà ở và công trình dọc các tuyến rạch cũng bố trí sinh động, hài hòa để tạo điểm nhìn cho khu vực.
Các tin, bài viết khác
Doanh nghiệp bất động sản TPHCM tiếp tục chờ tháo gỡ
TPHCM: Nhiều dự án 'bỏ quên' các tiện ích phục vụ cộng đồng
Những bất cập trong quản lý, sử dụng đất đai
25 tỷ đồng cho vay ưu đãi mua, thuê mua nhà ở xã hội tại TPHCM
9 kiến nghị tháo gỡ cấp sổ hồng cho nhà ở tại TPHCM
Gần 1.000 trường hợp đất mua bán bằng giấy tay chưa thể đền bù, hỗ trợ
Hạ tầng cửa ngõ phía Tây chờ nâng cấp, mở rộng
Cảnh giác "sốt đất ảo" ăn theo quy hoạch sân bay ở Bình Phước
Đẩy nhanh tiến độ kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Tập trung thanh tra đất đai dễ phát sinh các vấn đề sai phạm