Theo ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, mục đích của cơ chế đặc thù nhằm rút ngắn thời gian bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng, nên cần xác định rõ các công đoạn của quy trình.
Theo đó, cơ quan chịu trách nhiệm và thời gian hoàn thành các nội dung từng công đoạn, qua đó rút ngắn, xác định được khung thời gian tối đa để hoàn thành việc chi trả, tái định cư của dự án, kể từ ngày có thông báo thu hồi đất và khung thời gian tối đa để hoàn thành việc thu hồi đất, bàn giao mặt bằng dự án.
Dự kiến khi UBND TP ban hành và áp dụng cơ chế đặc thù, sẽ rút ngắn thời gian thực hiện các khâu trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Cụ thể, khung thời gian tối đa 240 ngày kể từ ngày ban hành thông báo thu hồi đất, hoàn thành ban hành 5 loại quyết định trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Khung thời gian tối đa 30 ngày hoàn thành việc chi trả bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi ban hành các quyết định nói trên.
Nếu 100% người dân đồng thuận bàn giao mặt bằng, sớm nhất 30 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chi trả, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất.
Trong trường hợp phải cưỡng chế, sớm nhất 120 ngày và chậm nhất 180 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất hoặc gửi tiền vào Kho bạc Nhà nước. Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ODA tính toán thêm thời gian trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án.
Góp ý cho cơ chế đặc thù, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, cho rằng TPHCM cần tạo cơ chế đột phá cho bước phát triển mới. Những đề xuất nói trên là sáng tạo, nhằm đẩy nhanh việc triển khai đầu tư các dự án, nhưng cần đảm bảo lợi ích của người dân có đất nằm trong dự án. Bởi thực tế nhiều người dân đã cư trú lâu đời trên một mảnh đất nhưng giấy tờ chưa đúng quy định, hoặc là đất nông nghiệp nhưng xen cài trong khu dân cư…
Vì vậy Chính phủ cho phép TP thực hiện thí điểm cơ chế thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng thí điểm là thực hiện cái mới chưa có trong quy định của pháp luật. Do đó Chính phủ đồng ý cho TPHCM phối hợp với Bộ TN-MT và các bộ ngành liên quan, nhanh chóng hoàn thiện cơ chế nói trên để trình Chính phủ ban hành nghị quyết cho phép triển khai trong thời gian sớm nhất.
Các tin, bài viết khác
Tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương: Đã sẵn sàng khởi công
Sốt đất ảo vì dự án sân bay
Giá đất ở TP.Thủ Đức bị đẩy lên cao, chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng
Thu hồi thêm đất 2 bên công trình hạ tầng để tái định cư và bán đấu giá: Hài hòa lợi ích đôi bên
Thị trường bất động sản 2021: Chọn đầu tư phân khúc đầu tư nào?
“Cởi trói” cho đất
Để chủ trương mới hanh thông
Doanh nghiệp địa ốc: Hy vọng và lo lắng
Đột phá giá đất phát triển đô thị
Chính sách đền bù 20-80 giúp giải quyết ách tắc quy hoạch?