Câu chuyện cuối năm

Tô bể lại lành

Hùng là công nhân vệ sinh đô thị và Hoa - vợ Hùng - là lao công của một công ty. Cả hai cùng con nhà nông vùng sông nước ĐBSCL, lập nghiệp tại Sài Gòn từ những năm 1975. Như bao gia đình nghèo, nhưng với công việc của gia đình Hùng, đón tết rất "tốc hành" vào ngày 30 cuối năm âm lịch. Bởi do đặc thù nghề nghiệp, ngày cuối năm Hùng vẫn đi làm, thậm chí còn tăng ca đến 17 giờ.

Hùng là công nhân vệ sinh đô thị và Hoa - vợ Hùng - là lao công của một công ty. Cả hai cùng con nhà nông vùng sông nước ĐBSCL, lập nghiệp tại Sài Gòn từ những năm 1975. Như bao gia đình nghèo, nhưng với công việc của gia đình Hùng, đón tết rất "tốc hành" vào ngày 30 cuối năm âm lịch. Bởi do đặc thù nghề nghiệp, ngày cuối năm Hùng vẫn đi làm, thậm chí còn tăng ca đến 17 giờ.

Ở nhà Hoa phân công công việc cho cậu con trai tên Hương và cô con gái tên Ngân. Cứ thế 3 mẹ con chạy đua với thời gian để kịp đến 17 giờ nhà cửa phải sạch sẽ, khang trang, có mâm cơm, mâm ngũ quả cúng tổ tiên ông bà. Hương được giao nhiệm vụ lau rửa toàn bộ ly, chén, đĩa, tô. Hoa đi chợ về tới đã nhắc Hương:

- Cẩn thận kẻo bể hay sứt mẻ ly chén nghe con. Sắm và để dành gần chục năm nhà mình mới có bấy nhiêu chiếc.

Hương bắt đầu “tút” lại mớ chén đĩa bằng nước rửa chén, đến mươi cái tô to nhỏ khác nhau. Là con trai nên Hương thấy hơi khó khăn vì nước rửa chén trơn tuột, tô lại to. Đến khi Hương lật qua lật lại vài lần chiếc tô to nhất, một tiếng “xoảng” vang lên và chiếc tô bể thành 2 nửa, nhìn nghiêng giống nhưa vần trăng khuyết.

- Mẹ ơi, bể chiếc tô to nhất rồi - Hương hốt hoảng.

- Con cẩu thả quá, mẹ dặn rồi, nhà có một cái tô to nhất, bể rồi mấy ngày tết lấy gì xài. Lớn tướng rồi, rửa mấy cái tô cũng không xong - Tiếc của, Hoa nặng lời hơn.

Toàn đồ Trung Quốc, nhìn thì đẹp mắt nhưng mỏng te và dòn lắm mẹ ơi - Hương thanh minh cho mẹ nhưng cúi mặt, buồn so và chậm rãi thực hiện nốt công việc “tút” mấy thứ đồ sứ hạng bét của Trung Quốc rồi nói với mẹ: “Con chạy ra ngoài có việc với bạn một chút”.

Dẫn chiếc xe đạp cà tàng ra khỏi cổng, Hương hì hục đạp. Qua mấy con phố, không thấy chỗ nào còn bán tô, chén, đĩa. Hương gửi xe, vào vài chợ trong khu vực nhưng các sạp bán mấy thứ này đều đóng cửa. 30 tết ở các chợ chỉ còn những sạp bán hàng tươi sống, hoa và trái cây hoạt động, không dễ tìm được nơi bán cái tô to.

Hương càng lo lắng hơn khi thời khắc giao thừa đang trôi đến gần. Sợ về tay không, mẹ lại la rầy trong dịp tết sẽ không may mắn suốt năm, Hương lên xe đạp thẳng đến ký túc xá, quyết định ăn tết với người bạn. Cậu bạn này ở ngoài Bắc vào TPHCM, không tiền về quê ăn tết nên ở lại tranh thủ tìm việc làm thời vụ kiếm tiền đóng học phí.

 Niềm vui gia đình quây quần chuẩn bị đón tết sau một năm ròng vất vả.

Niềm vui gia đình quây quần chuẩn bị đón tết sau một năm ròng vất vả. 

Ở nhà, Hoa vừa chuẩn bị nhà cửa, vừa ngóng Hương, nhưng chờ đến 17 giờ, mâm cơm chiều cúng tổ tiên đã tươm tất vẫn không thấy con đâu. Giờ này những năm trước, 3 mẹ con vừa lo hoàn tất những việc cuối cùng của năm cũ, vừa chuyện trò ríu rít trong lúc chờ Hùng về để thắp nhang và cả nhà quây quần bên mâm cơm đầm ấm. Chiều 30 tết năm nay, không khí gia đình không còn như vậy.

Hùng về đến nhà, nghe vợ kể lại việc xảy ra giữa 2 mẹ con chỉ tắm rửa qua loa, thắp vội nén nhang cúng tổ tiên rồi lên chiếc Honda đam cũ kỹ lao ra đường tìm con, vội đến mức không kịp ăn cơm. Hùng nhắm cư xá Trường Đại học Nông lâm tận Thủ Đức, vì Hương học ở đây, có thể buồn mẹ lên đó với bạn bè cùng lớp không có điều kiện về quê ăn tết.

Tối 30 tết, cổng ký túc xá đóng chặt và hoàn toàn vắng vẻ. Hùng gọi mãi, khản cả giọng. Một bác bảo vệ già lên tiếng từ xa: Ai đó, chú kiếm ai?

- Cháu kiếm thằng con trai tên Hương, học trường này. Từ trưa đến giờ, bác có thấy cháu lên đây không?

- Sinh viên về nhà ăn tết hết, có mấy cậu quê tận miền Bắc và miền Trung ở lại, nhưng chúng đều tranh thủ làm thêm trong Sài Gòn và ở lại đó luôn - bác bảo vệ cho hay.

Nghe đến đó, Hùng hoang mang tột độ, không biết đứa con trẻ dại của mình có nghĩ quẩn làm liều. Hùng biết tính con, chỉ chăm lo học hành, ít bạn bè nhưng tự trọng và hay tự ái. Trên đường về, anh ghé vào nhà em gái ở cư xá Thanh Đa, hy vọng con đến đây để kịp đưa về đón giao thừa cùng gia đình.

21 giờ, Hùng không tìm thấy con, về đến nhà trong tâm trạng rối bời, đồng hồ chỉ 23 giờ 30 phút. Chiếc đồng hồ tích tắc điểm từng giây, kim phút cứ nặng nề và lầm lũi tiến gần đến thời khắc giao thừa.

Bỗng có tiếng thắng xe đạp ken két trước cổng, cả nhà Hùng lao ra tranh nhau mở cổng, Hoa ôm chầm lấy con, mắt rớm lệ mừng. Hương khoanh tay trước ngực, cúi đầu lên tiếng:

- Con xin lỗi ba mẹ và em gái, vì đã làm cho cả nhà lo lắng.

- Mẹ xin lỗi con, vì mẹ tiếc của mà cả nhà mất vui ngày 30 tết.

Hùng tươi cười và cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm như trút được gánh nặng của suốt một năm ròng vất vả. Lúc đó trên màn hình ti vi, Chủ tịch nước bắt đầu đọc lời chúc tết.

Các tin khác