100 năm Hàn Mặc Tử

“Ai mua trăng tôi bán trăng cho

“Ai mua trăng tôi bán trăng cho

Trăng nằm im trên cành liễu đợi chờ

Ai mua trăng tôi bán trăng cho

Chẳng bán tình duyên ước hẹn hò”

Có lẽ không mấy ai không biết những câu thơ trên của Hàn Mặc Tử - một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam. Hàn Mặc Tử cùng với Quách Tấn, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ca tụng là Bàn Thành Tứ Hữu (bốn người bạn ở thành Đồ Bàn), góp phần khởi xướng dòng Thơ mới, tạo nên sức sống mãnh liệt thi ca với nhiều tác phẩm giá trị vượt thời gian.

Hàn Mặc Tử có số phận kỳ lạ, gian truân. Ông tên thật là Nguyễn Trọng Trí sinh ngày 22-9-1912 ở Quảng Bình; lớn lên ở Quy Nhơn, Bình Định và cuối đời cũng mất tại đây, tại Nhà thương Quy Hòa. Hàn Mặc Tử thể trạng ốm yếu, tính hiếu học, là con của một vị thông ngôn, ký lục thời thuộc Pháp nên phải chuyển dịch nhiều nơi. Nơi nào tới Trí cũng thích giao du bạn bè trong lĩnh vực văn chương.

Ông làm thơ khi mới 16 tuổi, vào Sài Gòn lập nghiệp năm 21 tuổi, phụ trách trang thơ cho tờ báo Công luận, sau đó được mời làm chủ bút tờ Phụ nữ Tân văn. Cuộc đời của ông gắn với nhiều mối tình, đã để lại nhiều dấu ấn trong văn thơ của ông; bao gồm những người ông tri ngộ và những người qua đàm đạo văn chương như Hoàng Cúc, Mai Đình, Mộng Cầm, Thương Thương…

5 năm trước khi mất, gia đình phát hiện ông bị bệnh phong. Đến năm 1938-1939, Hàn Mặc Tử phát bệnh nặng, đau đớn dữ dội. Căn bệnh này trước đây bị xã hội thành kiến, cho là căn bệnh truyền nhiễm nên người bệnh bị cách ly, hắt hủi, xa lánh. Dù mang bệnh nặng nhưng ông không bao giờ than thở, ông chỉ gào thét trong thơ và trong thơ của ông vẫn ẩn chứa khao khát tình yêu đôi lứa, tình yêu cuộc sống một cách mãnh liệt.

Trở bệnh nặng, ông từ bỏ sự nghiệp, về Quy Nhơn trị bệnh tại Nhà thương phong Quy Hòa và mất vì chứng kiết lỵ vào ngày 11-11-1940, khi mới 28 tuổi, để lại 9 tập thơ - văn xuôi cho đời. Ông được chôn cất tại đây và được cải táng 2 lần vào ngày 13-2-1959 và 25-5-2008 tại khu danh thắng Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn) - địa điểm được Nhà nước công nhận là di tích danh lam thắng cảnh vào năm 1991.

Mộ nhà thơ nằm trên đồi Thi Nhân, dưới chân đồi là bãi tắm Hoàng hậu và biển Quy Nhơn. Nơi này không ngày nào vắng người tới viếng, nhất là những người yêu thơ, những cặp tình nhân đến bày tỏ nguyện ước tương lai hạnh phúc…

Trước khi lấy bút hiệu chính thức Hàn Mặc Tử - chàng trai bút nghiên, ông còn lấy bút hiệu Phong Tần, Lệ Thanh và Hàn Mạc Tử - có nghĩa là chàng trai đứng sau bức rèm lạnh lẽo, trống trải.

Nhận xét về thơ Hàn Mặc Tử, nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ viết: “Trong những bài thơ siêu thực của Hàn Mặc Tử, người ta không phân biệt được hư và thực, sắc và không, thế gian và xuất thế gian, cái hữu hình và cái vô hình, nội tâm và ngoại giới, chủ thể và khách thể, thế giới cảm xúc và phi cảm xúc. Nhà thơ đã có những so sánh ví von, những đối chiếu kết hợp lạ kỳ, tạo nên sự độc đáo đầy kinh ngạc và kinh dị đối với người đọc”.

Nhân 100 năm ngày sinh thi nhân tài hoa bạc mệnh này, chúng ta hãy ngẫm đọc đoạn thơ Hàn Mặc Tử để tưởng nhớ một nhà thơ trẻ sớm xa lìa “cõi tạm” thế gian:

“Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra…

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,

Ai biết tình ai có đậm đà?”

 Phong cảnh Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn - Bình Định). Bãi tắm Hoàng hậu hoang sơ. Những câu thơ tài hoa của Hàn Mặc Tử khắc trên đá. Nghệ nhân Dzũ Kha với những câu thơ Hàn Mặc Tử khắc bằng bút lửa trên gỗ. Trại lưu bút thơ Hàn Mặc Tử. Di mộ Hàn Mặc Tử. Lối vào mộ Hàn Mặc Tử. Cảnh quan quanh khu mộ nhà thơ.
 Phong cảnh Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn - Bình Định).
 Phong cảnh Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn - Bình Định). Bãi tắm Hoàng hậu hoang sơ. Những câu thơ tài hoa của Hàn Mặc Tử khắc trên đá. Nghệ nhân Dzũ Kha với những câu thơ Hàn Mặc Tử khắc bằng bút lửa trên gỗ. Trại lưu bút thơ Hàn Mặc Tử. Di mộ Hàn Mặc Tử. Lối vào mộ Hàn Mặc Tử. Cảnh quan quanh khu mộ nhà thơ.
 Bãi tắm Hoàng hậu hoang sơ.

100 năm Hàn Mặc Tử ảnh 3

Phong cảnh Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn - Bình Định). Bãi tắm Hoàng hậu hoang sơ. Những câu thơ tài hoa của Hàn Mặc Tử khắc trên đá. Nghệ nhân Dzũ Kha với những câu thơ Hàn Mặc Tử khắc bằng bút lửa trên gỗ. Trại lưu bút thơ Hàn Mặc Tử. Di mộ Hàn Mặc Tử. Lối vào mộ Hàn Mặc Tử. Cảnh quan quanh khu mộ nhà thơ. 

Những câu thơ tài hoa của Hàn Mặc Tử khắc trên đá. 

 Phong cảnh Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn - Bình Định). Bãi tắm Hoàng hậu hoang sơ. Những câu thơ tài hoa của Hàn Mặc Tử khắc trên đá. Nghệ nhân Dzũ Kha với những câu thơ Hàn Mặc Tử khắc bằng bút lửa trên gỗ. Trại lưu bút thơ Hàn Mặc Tử. Di mộ Hàn Mặc Tử. Lối vào mộ Hàn Mặc Tử. Cảnh quan quanh khu mộ nhà thơ.

Nghệ nhân Dzũ Kha với những câu thơ Hàn Mặc Tử khắc bằng bút lửa trên gỗ. 

Phong cảnh Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn - Bình Định). Bãi tắm Hoàng hậu hoang sơ. Những câu thơ tài hoa của Hàn Mặc Tử khắc trên đá. Nghệ nhân Dzũ Kha với những câu thơ Hàn Mặc Tử khắc bằng bút lửa trên gỗ. Trại lưu bút thơ Hàn Mặc Tử. Di mộ Hàn Mặc Tử. Lối vào mộ Hàn Mặc Tử. Cảnh quan quanh khu mộ nhà thơ. 
Trại lưu bút thơ Hàn Mặc Tử. 
 Phong cảnh Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn - Bình Định). Bãi tắm Hoàng hậu hoang sơ. Những câu thơ tài hoa của Hàn Mặc Tử khắc trên đá. Nghệ nhân Dzũ Kha với những câu thơ Hàn Mặc Tử khắc bằng bút lửa trên gỗ. Trại lưu bút thơ Hàn Mặc Tử. Di mộ Hàn Mặc Tử. Lối vào mộ Hàn Mặc Tử. Cảnh quan quanh khu mộ nhà thơ.

Di mộ Hàn Mặc Tử. 

Phong cảnh Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn - Bình Định). Bãi tắm Hoàng hậu hoang sơ. Những câu thơ tài hoa của Hàn Mặc Tử khắc trên đá. Nghệ nhân Dzũ Kha với những câu thơ Hàn Mặc Tử khắc bằng bút lửa trên gỗ. Trại lưu bút thơ Hàn Mặc Tử. Di mộ Hàn Mặc Tử. Lối vào mộ Hàn Mặc Tử. Cảnh quan quanh khu mộ nhà thơ. 

Lối vào mộ Hàn Mặc Tử. 

Phong cảnh Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn - Bình Định). Bãi tắm Hoàng hậu hoang sơ. Những câu thơ tài hoa của Hàn Mặc Tử khắc trên đá. Nghệ nhân Dzũ Kha với những câu thơ Hàn Mặc Tử khắc bằng bút lửa trên gỗ. Trại lưu bút thơ Hàn Mặc Tử. Di mộ Hàn Mặc Tử. Lối vào mộ Hàn Mặc Tử. Cảnh quan quanh khu mộ nhà thơ. 

Cảnh quan quanh khu mộ nhà thơ. 

Các tin khác