Hệ lụy Trung Quốc vươn ra toàn cầu (K1)

LTS: Trong nhiều thập niên qua, Trung Quốc đã nổi lên như một cường quốc về đầu tư toàn cầu. Gần đây, nước này cũng trở thành một nguồn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (outward foreign direct investment - OFDI) tăng vọt, vào cả thị trường đang phát triển và phát triển. Cũng từ đó, Trung Quốc, đã chuyển đổi từ một nước xuất khẩu hàng hóa lớn sang một nước xuất khẩu vốn lớn. Hệ quả bức tranh kinh tế toàn cầu sẽ diễn biến ra sao?

LTS: Trong nhiều thập niên qua, Trung Quốc đã nổi lên như một cường quốc về đầu tư toàn cầu. Gần đây, nước này cũng trở thành một nguồn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (outward foreign direct investment - OFDI) tăng vọt, vào cả thị trường đang phát triển và phát triển. Cũng từ đó, Trung Quốc, đã chuyển đổi từ một nước xuất khẩu hàng hóa lớn sang một nước xuất khẩu vốn lớn. Hệ quả bức tranh kinh tế toàn cầu sẽ diễn biến ra sao?

Kỳ 1: Tăng cường bành trướng

Ngày nay, OFDI của Trung Quốc bao gồm nhiều thành phần khác nhau, từ các hợp đồng quốc tế, công ty liên doanh, công ty con tại nước ngoài cho đến hình thức mua bán sáp nhập và mua cổ phần. Sau khi tạo được các mối liên kết quốc tế thông qua bán hàng trực tiếp, các công ty Trung Quốc thường thiết lập các thỏa thuận hợp đồng ở nước ngoài (thí dụ các dự án cơ sở hạ tầng) và cuối cùng là đầu tư ra nước ngoài. Bằng cách đó, các công ty này đi theo con đường phát triển kinh tế được vạch ra bởi các công ty khác đến từ những nền kinh tế mới nổi đã có hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Vươn lên vị trí thứ 3 OFDI

Từ năm 2004 trở đi, đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc tăng đáng kể. Tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc tăng đạt 118 tỷ USD trong năm 2007 và vẫn tiếp tục gia tăng sau năm 2008, đối lập với xu hướng sụt giảm đầu tư nước ngoài toàn cầu. Năm 2013, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đạt 614 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc vẫn còn nhỏ so với tổng vốn đầu tư toàn thế giới, tuy nhiên, xét về dòng vốn đầu tư ra nước ngoài, Trung Quốc đã vươn lên xếp vị trí thứ 3 trong số 6 nước đầu tư dẫn đầu thế giới trong những năm qua.

 Xuất nhập khẩu Trung Quốc tiếp tục chứng kiến nhiều thông số đáng lo ngại.

Xuất nhập khẩu Trung Quốc tiếp tục chứng kiến nhiều thông số đáng lo ngại.

Các công ty Trung Quốc chủ yếu tập trung đầu tư tại châu Á và các thị trường mới nổi khác, trọng tâm là ngành sản xuất, khai khoáng và bán buôn bán lẻ. Tuy nhiên, mục tiêu của các công ty Trung Quốc là nhắm đến các nền kinh tế OECD lớn nhất (Đức, Anh, Canada, Hoa Kỳ). Như việc xây dựng nền tảng xuất khẩu để tiếp cận tốt hơn thị trường Bắc Mỹ, tăng cường các hoạt động của Trung Quốc tại Mỹ Latin.

Các công ty mở rộng hoạt động quốc tế có thể phân chia các loại: Những công ty xuất khẩu tập trung sử dụng một sản phẩm đơn lẻ hoặc một lĩnh vực thị trường đơn lẻ để đặt chân lên thị trường quốc tế. Những doanh nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế trong các mảng công nghệ cao - như TCL trong lĩnh vực sản xuất tivi, Lenovo trong ngành công nghiệp máy tính, và Huawei và ZTE trong lĩnh vực viễn thông. Thành công của họ, một phần có được là nhờ biết dựa vào sự hỗ trợ của các cơ sở nghiên cứu trong nước. Doanh nghiệp khai thác tài nguyên đặt mục tiêu bảo đảm nguồn nguyên liệu thô. 3 công ty dầu khí lớn của Trung Quốc (Sinopec, Petrochina, CNOOC) đang hoạt động trong nhiều dự án dầu và khí thiên nhiên ở nhiều quốc gia, trong đó có các nước nhạy cảm về địa chính trị như Iraq và Iran.

 Liên doanh và thâu tóm

Các công ty Trung Quốc đang ngày càng cố gắng hội nhập vào thị trường toàn cầu thông qua hoạt động mua bán sáp nhập xuyên biên giới. Về cơ cấu OFDI, trong năm 2011, 44% vốn OFDI của Trung Quốc bao gồm hoạt động mua bán sáp nhập, trong khi 55% còn lại là đầu tư mới. Năm 2012, các công ty Trung Quốc ở đại lục tiến hành 191 vụ sáp nhập ở nước ngoài với trị giá  giao dịch cao kỷ lục đạt 65,2 tỷ USD, tăng vọt hơn 50% từ 42,4 tỷ USD trong năm 2011.

Cuối cùng, tương tự như doanh nghiệp ở các nền kinh tế mới nổi khác khi đầu tư ra nước ngoài, tài sản chiến lược quan trọng mà các công ty Trung Quốc đang cố gắng theo đuổi là tạo dựng những thương hiệu toàn cầu. TCL, công ty sản xuất tivi lớn thứ tư thế giới trong năm 2012, là một thí dụ điển hình. TCL là một trong các công ty Trung Quốc đầu tiên cạnh tranh với các công ty đa quốc gia lớn trên trường quốc tế. Trong những năm 2000, chiến lược của công ty đã được niêm yết này là tìm kiếm liên doanh với những nhà sản xuất nước ngoài hàng đầu và tìm kiếm các thương vụ sáp nhập xuyên biên giới. Trong năm 2002 và 2003, công ty này đã mua được Schneider, một doanh nghiệp phá sản của Đức và công ty Go Video có trụ sở ở Hoa Kỳ. Quan trọng hơn, vào năm 2004, TCL đã thành lập liên doanh với các hãng điện tử lớn có trụ sở tại Pháp là Thomson và Alcatel, trong đó, TCL lần lượt giữ 67% và 55% vốn cổ phần. Cho đến bây giờ, TCL hoạt động theo chiến lược đa thương hiệu (TCL, Thomson, Alcatel), và trải rộng hoạt động sản xuất và mạng lưới kinh doanh của mình đến rất nhiều quốc gia, một phần cũng nhờ vào những nền tảng vững chắc và các kênh phân phối của các công ty liên doanh.

Để hiểu được tầm quan trọng của việc hỗ trợ về mặt chính sách đối với xu hướng quốc tế hóa của Trung Quốc, cần phải xem xét cơ cấu kinh tế trong nước của quốc gia này. Nền kinh tế chính trị hiện tại của Trung Quốc là nền kinh tế thị trường điều tiết bởi nhà nước. Đây là một hình thức có sự can thiệp lớn của nhà nước - hệ quả từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, trình độ phát triển thấp nên được tập trung hỗ trợ phát triển tối đa.

---------------

Kỳ 2: Nhà nước hà hơi tiếp sức

Nợ công phình to, bằng 250% GDP

Nếu như cả châu Âu phải gồng mình với món nợ công của Hy Lạp thì chỉ riêng một công ty nhà nước của Trung Quốc đã nợ đến 614 tỷ USD (gần gấp đôi món nợ của cả nước Hy Lạp). Nhân dân Nhật báo đã tung tín hiệu cảnh báo rằng sau khi mở van cho việc cung cấp tín dụng kích thích tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc giờ đây phải giới hạn mức nợ công của mình nhằm ngăn chặn các khoản nợ khó đòi và tránh khủng hoảng tài chính.

Theo Nhân dân Nhật báo, nợ công Trung Quốc, vốn đã tăng cao và được chính quyền khuyến khích để vực dậy các hoạt động kinh tế đang bị khó khăn, không thể tiếp tục tăng triền miên. Theo đánh giá của Bloomberg Intelligence, nợ của Trung Quốc tổng cộng lên đến gần 250% GDP và các ngân hàng đang ghi nhận một đà tăng nhanh chóng của những khoản tín dụng khó đòi.

EU bác bỏ trao quy chế nền kinh tế thị trường cho Trung Quốc

Với 546 phiếu thuận và chỉ 28 phiếu chống, ngày 12-5, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua nghị quyết bác bỏ việc trao quy chế nền kinh tế thị trường cho Trung Quốc. Đây là kết quả ngoài mong đợi của Trung Quốc, khi nước này hy vọng sẽ được Liên minh châu Âu (EU) chính thức trao quy chế nền kinh tế thị trường vào cuối năm nay.

Nghị quyết nêu rõ năng lực sản xuất dư thừa và xuất khẩu các mặt hàng giá rẻ của Trung Quốc đang gây ra “những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường, tình hình kinh tế - xã hội” cho các nước thành viên EU. Nghị quyết trên cũng cho biết có tới 56 trong tổng số 73 biện pháp chống bán phá giá hiện nay của EU là nhằm vào các sản phẩm nhập khẩu từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Các tin khác