Bài 2: Bảo vệ quyền SHTT khi khởi nghiệp

Thứ nhất, DN cần xác lập quyền đối với tài sản SHTT để đảm bảo một cơ sở pháp lý vững chắc. Tùy theo đặc tính của tài sản SHTT và mục đích mà DN hướng đến, hình thức sở hữu và cơ sở xác lập quyền sẽ có sự khác nhau. Đối với nhóm quyền tác giả, đây là nhóm quyền được bảo hộ tự động, không cần tiến hành đăng ký cũng sẽ được bảo hộ kể từ thời điểm sáng tạo và thể hiện dưới dạng vật chất nhất định. Tuy nhiên, việc đăng ký là cần thiết vì khi có văn bằng họ không cần phải chứng minh quyền sở hữu của mình nếu có tranh chấp xảy ra. Đối với quyền sở hữu công nghiệp, hầu hết các đối tượng chỉ được bảo hộ khi tiến hành thủ tục đăng ký. Trong quá trình sáng tạo và đăng ký cần lưu ý bảo mật để đảm bảo được các yêu cầu bảo hộ cho từng đối tượng cụ thể, đặc biệt là tính mới, tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp và sáng chế.

(ĐTTCO) - Làn sóng khởi nghiệp hiện đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Các khởi nghiệp gia không ngừng sáng tạo để cho ra đời các sản phẩm và dịch vụ có khả năng thu hút vốn đầu tư, tiếp cận thị trường… Sự sáng tạo chính là then chốt của quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), trong khi thực tế các DN  khởi nghiệp hiện nay lại ít quan tâm đến vấn đề về bảo hộ quyền SHTT cho thành quả lao động trí óc của mình.

 

Khi bị xâm phạm lại thường không đủ nguồn lực để theo đuổi tranh chấp. Do đó, việc các DN  khởi nghiệp cần làm là bảo hộ các tài sản SHTT của mình, xác lập một quyền hợp pháp để có cơ sở thương mại hóa và bước đầu hạn chế được các hành vi xâm phạm.

Thứ nhất, DN cần xác lập quyền đối với tài sản SHTT để đảm bảo một cơ sở pháp lý vững chắc. Tùy theo đặc tính của tài sản SHTT và mục đích mà DN hướng đến, hình thức sở hữu và cơ sở xác lập quyền sẽ có sự khác nhau. Đối với nhóm quyền tác giả, đây là nhóm quyền được bảo hộ tự động, không cần tiến hành đăng ký cũng sẽ được bảo hộ kể từ thời điểm sáng tạo và thể hiện dưới dạng vật chất nhất định. Tuy nhiên, việc đăng ký là cần thiết vì khi có văn bằng họ không cần phải chứng minh quyền sở hữu của mình nếu có tranh chấp xảy ra. Đối với quyền sở hữu công nghiệp, hầu hết các đối tượng chỉ được bảo hộ khi tiến hành thủ tục đăng ký. Trong quá trình sáng tạo và đăng ký cần lưu ý bảo mật để đảm bảo được các yêu cầu bảo hộ cho từng đối tượng cụ thể, đặc biệt là tính mới, tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp và sáng chế.

Cần lưu ý, việc đăng ký tên gọi của tổ chức, cá nhân trong thủ tục đăng ký kinh doanh không được coi là sử dụng tên gọi đó, mà chỉ là một điều kiện để việc sử dụng tên thương mại đó được coi là hợp pháp. Với bí mật kinh doanh, do đặc thù phải đảm bảo tính “chưa được bộc lộ” nên DN không cần đăng ký, mà sẽ được bảo hộ khi có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật đó. Bí mật kinh doanh bị tiết lộ ra bên ngoài thì không được bảo hộ nữa. DN cần lưu ý rằng, một đối tượng hoàn toàn có thể được bảo hộ dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ một logo vừa có thể bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu (đăng ký ở Cục SHTT) vừa được bảo hộ dưới dạng bản quyền tác giả (đăng ký ở Cục Bản quyền) mà không trùng lắp vì phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu và bản quyền là khác nhau. DN nên tiến hành đăng ký tất cả các quyền SHTT có thể trong thời gian sớm nhất để hưởng nguyên tắc người nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc quyền ưu tiên trong hệ thống bảo hộ SHTT.

Thứ hai, DN cần chủ động bảo vệ quyền đã được xác lập, quyền và lợi ích chính đáng của mình khi có một bên nào đó có hành vi xâm phạm. Chủ thể quyền SHTT có quyền tự bảo vệ thông qua việc phản đối người khác sử dụng các đối tượng của mình ngay từ giai đoạn họ nộp đơn xin được cấp văn bằng bảo hộ hay khi họ tiến hành kinh doanh (giới thiệu, quảng cáo...). Cụ thể, chủ thể quyền có quyền áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền SHTT, hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại. Chủ thể quyền SHTT còn có quyền yêu cầu người khác bảo vệ, như yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT theo quy định của pháp luật; hoặc có quyền yêu cầu xử lý hành vi vi phạm thông qua các biện pháp hành chính, dân sự, hình sự.

Khi quyền SHTT đang ngày càng được quan tâm trong đời sống hiện đại, các chủ sở hữu đã ngày càng mạnh dạn hơn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Gần đây, anh Bùi Minh Tuấn, chủ trang Youtube Yamaha Trung Tá, đã có đơn khiếu nại VTV về việc sử dụng hình ảnh flycam đăng trên Youtube của anh mà không xin phép; hoặc nhạc sĩ Giao Tiên đã chủ động có những phản hồi về việc Trung tâm Vân Sơn sử dụng ca khúc của ông mà không trả tác quyền. Đối với các DN, việc chủ động bảo vệ quyền SHTT lại càng quan trọng vì liên quan đến yếu tố kinh tế, thị trường và sự sống còn của cả một DN.

Có thể thấy các tranh chấp về SHTT, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập hiện nay đang không ngừng gia tăng, không chỉ trong cộng đồng khởi nghiệp mà còn trong cả các DN lâu năm, bởi tầm quan trọng và giá trị lợi nhuận thu được từ các đối tượng SHTT ngày càng cao. Mỗi DN khởi nghiệp, bên cạnh việc xác định phương hướng chiến lược, mở rộng quy mô kinh doanh, còn cần phải đảm bảo các tài sản SHTT được bảo vệ xuyên suốt chiều dài phát triển của mình. Thời hạn bảo hộ của các đối tượng SHTT thường kéo dài do đặc trưng của 2 giai đoạn thẩm định hình thức và thẩm định nội dung. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là DN có thể bảo vệ được công sức sáng tạo và gầy dựng tài sản vô hình của DN.

Sở hữu trí tuệ (B1): Giá trị tài sản vô hình

Các tin khác