Giá trị cốt lõi DNNN và DNTN

Đặt DNNN vào thế cạnh tranh

(ĐTTC) - LTS: Trong nền kinh tế thị trường, vị trí doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất và kinh doanh của khối DNNN còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực đang nắm giữ. Trong khi đó, đất nước đang hội nhập ngày càng sâu rộng, đòi hỏi sự quyết liệt trong việc tái cấu trúc nền kinh tế, hoàn thiện thể chế và kiến tạo môi trường kinh doanh mới, để xây dựng cho được lực lượng DN dân tộc đủ mạnh đảm bảo công cuộc kiến quốc phù hợp với những yêu cầu mới. Theo đó cần hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy khu vực DN tư nhân (DNTN) phát triển, nâng cao chất lượng DN thành lập mới trong nền kinh tế. Kể từ số báo này, ĐTTC mở chuyên mục "Giá trị cốt lõi DNNN và DNTN", nhằm lấy ý kiến đóng góp, phân tích của các chuyên gia và DN.

(ĐTTC) - LTS: Trong nền kinh tế thị trường, vị trí doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất và kinh doanh của khối DNNN còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực đang nắm giữ. Trong khi đó, đất nước đang hội nhập ngày càng sâu rộng, đòi hỏi sự quyết liệt trong việc tái cấu trúc nền kinh tế, hoàn thiện thể chế và kiến tạo môi trường kinh doanh mới, để xây dựng cho được lực lượng DN dân tộc đủ mạnh đảm bảo công cuộc kiến quốc phù hợp với những yêu cầu mới. Theo đó cần hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy khu vực DN tư nhân (DNTN) phát triển, nâng cao chất lượng DN thành lập mới trong nền kinh tế. Kể từ số báo này, ĐTTC mở chuyên mục "Giá trị cốt lõi DNNN và DNTN", nhằm lấy ý kiến đóng góp, phân tích của các chuyên gia và DN.

Tái cơ cấu DNNN, trong đó trọng tâm là các tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT) và biện pháp quan trọng thực hiện là cổ phần hóa (CPH). Thế nhưng, giai đoạn 5 năm vừa qua, việc CPH DNNN tiến hành chậm chạp và không hoàn thành kế hoạch (chỉ đạt trên 90%). Ông Trần Tiến Cường, nguyên Trưởng ban Nghiên cứu chính sách cải cách và phát triển DN, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, đã trao đổi với ĐTTC xung quanh câu chuyện này.

Quyết tâm thay đổi chưa cao

PHÓNG VIÊN: - Ông có thể nêu những nguyên nhân chủ yếu khiến việc CPH DNNN tiến hành chậm chạp và không hoàn thành kế hoạch?

Ông TRẦN TIẾN CƯỜNG: - Khu vực DNNN hiện sử dụng 70% đất đai và 70% viện trợ chính thức ODA, 60% tín dụng của nền kinh tế, nhưng chỉ đóng góp 32% tổng GDP cả nước. Vì thế, từ năm 2012 Chính phủ đã có đề án tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là các TĐ, TCT nhà nước giai đoạn 2011-2015. Đến tháng 8-2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt các đề án sắp xếp, đổi mới DNNN của các bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2011-2015. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện diễn ra chậm chạp và không hoàn thành tái cơ cấu theo yêu cầu Chính phủ.

Việc chậm tái cơ cấu DNNN, trong đó có việc CPH là do yếu tố bên trong và ngoài. Bên ngoài là khó khăn từ hệ lụy của khủng hoảng tài chính thế giới, hội nhập, đầu ra. Nhưng quan trọng CPH những DN lớn chúng ta đã không lường hết được sự phức tạp, khó khăn nảy sinh trong thực tế về đất đai, ngành nghề kinh doanh... Quan điểm của tôi đã từng nói đến nhiều lần là việc CPH cần phải có luật riêng, từ đó có các biện pháp xử lý mạnh mẽ hơn khi CPH các TĐ, TCT lớn để xem xét đánh giá hiệu quả của DNNN hoạt động đa mục tiêu. TĐ, TCT nắm nhiều nguồn lực của Nhà nước mà Quốc hội là đại diện cho toàn dân trong việc nắm, phân bổ nguồn lực, nên với việc CPH DNNN Quốc hội cũng phải có tiếng nói, thông qua một đạo luật chẳng hạn. Điều này sẽ tránh được các đánh giá trái chiều về DNNN hiện nay trong hoạt động.

Đổi mới tư duy DNNN để điều tiết kinh tế

- Thưa ông, có phải sự thiếu tách bạch giữa hoạt động kinh doanh với nhiệm vụ công ích cũng là nguyên nhân khiến việc CPH chậm chạp?

Việc CPH hàng chục ngàn DNNN nhưng lại không có luật và chỉ ăn đong bằng các nghị định, thông tư, quyết định, dẫn đến những đánh giá về sự thiếu quyết tâm trong CPH, cũng như khó xử lý trách nhiệm khi không hoàn thành nhiệm vụ.

- Theo quan điểm của tôi, việc CPH các TĐ, TCT nếu không có chiến lược sẽ dẫn đến sự tách bạch những lợi ích của công ty mẹ với công ty con. Gần đây chúng ta đã có sự điều chỉnh. Đó là những DN mà ngành nghề đóng vai trò quan trọng trong TĐ, TCT đó, phải tạo điều kiện để công ty mẹ giữ vốn sở hữu để giữ được bí quyết. Điều này trước đó đã được chúng tôi nói rất nhiều lần. Muốn có sự gắn kết phải tạo cho công ty mẹ có sự chi phối. Và giám sát công ty mẹ không thể buông công ty mẹ với công ty con trên nguyên tắc vốn nhà nước đến đâu giám sát đến đó.

Bên cạnh đó Nhà nước phải có sự thiết kế, nhìn nhận lại thay đổi tư duy trong quản lý nhà nước với những dạng nhóm công ty thuộc dạng TĐ, TCT, xác định trong những nhóm đó mục tiêu gì thuộc về lợi ích của Nhà nước. Nếu lợi ích kinh tế thuần túy phải theo dõi với tiêu chí miễn là anh vận hành theo thị trường và mang lại lợi nhuận. Thực tế hiện nay các DNNN đang phải đan xen các mục tiêu kinh tế với chính trị, xã hội khác, do vậy phải tách hoạt động kinh doanh thuần túy với hoạt động phục vụ xã hội, công ích. Thí dụ, với TĐ Điện lực Việt Nam (EVN), các chi phí cho việc kéo, bán điện cho vùng sâu xa hiệu quả bị thấp hay lỗ chẳng hạn, để từ đó có sự bù chéo từ hoạt động kinh doanh khác hay không. Điều quan trọng là minh bạch, công khai, tránh tình trạng không tách bạch rồi mỗi khi bị lỗ từ hoạt động kinh doanh chính lại đổ cho là do làm nhiệm vụ an sinh, công ích.

Đối với DNNN hoạt động trong ngành, lĩnh vực tham gia vào điều tiết kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô trong những trường hợp đặc biệt như khủng hoảng, suy giảm, lạm phát cao sẽ được rút lui dần khi kinh tế thị trường phát triển, thể chế kinh tế thị trường dần hoàn thiện. Tôi cho rằng chỉ nên sử dụng vị trí này của DNNN như là công cụ hỗ trợ cùng với công cụ chủ yếu là chính sách vĩ mô để điều tiết, ổn định kinh tế. Cần đổi mới tư duy sử dụng DNNN làm công cụ chính điều tiết kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô; tăng cường sử dụng các chính sách vĩ mô làm công cụ điều tiết thay cho sử dụng DNNN. Việc sử dụng DNNN điều tiết vĩ mô là can thiệp hành chính làm méo mó thị trường, làm DN ngoài nhà nước không bình đẳng với DNNN, dẫn đến DNNN có lợi thế hơn do ở vị thế độc quyền. Hoặc ngược lại, DNNN này bị thiệt thòi hơn các DNNN khác vì không được Nhà nước bù đắp chi phí cho việc thực hiện các hoạt động chính sách để điều tiết, ổn định kinh tế.

Đổi mới tư duy DNNN để có sự cạnh tranh bình đẳng với DNTN. Ảnh: LONG THANH

Đổi mới tư duy DNNN để có sự cạnh tranh bình đẳng với DNTN. Ảnh: LONG THANH

Cơ chế hiện nay khó tránh dựa dẫm

- Luật DNNN đã đề cập đến câu chuyện hiệu quả khi lập, vận hành DNNN, nhưng thực tế đến nay hiệu quả hoạt động của nhiều DNNN vẫn bị đánh giá chưa cao, lỗ, đứng trước tình trạng phá sản... Vậy phải chăng chúng ta đã đề ra nhưng thực hiện chưa tốt?

Luật DN yêu cầu các DNNN phải công bố thông tin công khai với nhiều nội dung tương tự như DN niêm yết trên sàn chứng khoán. Đây là điều rất quan trọng giúp giải quyết những bức xúc về việc tìm thông tin, số liệu của DNNN khi mỗi nơi một kiểu, dẫn đến việc xem xét, đánh giá một cách có hệ thống về DNNN khách quan, trung thực rất khó khăn.

- DNNN có đặc thù khác với DNTN, vì DNNN nhiều khi gắn với những nhiệm vụ công, với thể chế nhà nước và với phân công, phân cấp quản lý nên đã tạo ra khoảng cách nhất định người quản lý, người điều hành. Trong khi quản trị hiện đại, yêu cầu về tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản trị DN đặt lên hàng đầu, nhất là những DN có nhiều cổ đông. Thực tế đó yêu cầu cần có sự tăng cường công khai, minh bạch, giám sát người được Nhà nước ủy quyền trong DN. Đánh giá phải có công cụ, tiêu chí, có bộ máy chuyên nghiệp. Song cơ chế  hiện nay rất nhiều tiêu chí nhưng không sát, không đi vào cốt lõi của giám sát nhà nước. Cơ sở thông tin cũng không được đảm bảo, chưa được minh bạch nên dẫn đến muốn giám sát cũng không làm được. Nếu muốn DNNN hoạt động hiệu quả phải dứt khoát chấm dứt tồn tại này.

- Từ khi DNNN hoạt động theo Luật DNNN (năm 2003) và năm 2010 chuyển sang hoạt động theo Luật DN, DNNN đã có sự thay đổi gì không?

- Với DN 100% vốn nhà nước không có gì thay đổi. Chỉ có một số điểm thay đổi là sự đồng nhất hóa về thể chế, pháp luật và DN cũng phải tuân thủ theo luật chơi chung. Tuy nhiên, như đã nói, DNNN vẫn có những tồn tại như trước kia. Tức vẫn nhiều bộ, ngành quản lý chứ không có một cơ quan giám sát đến cùng các hoạt động của DN dựa trên các tiêu chí. Trong khi đó, khi chuyển sang hoạt động theo Luật DN, DNNN có nhiều quyền hơn, bình đẳng hơn với DNTN, nhưng quản lý, giám sát vẫn lỏng lẻo, chồng chéo dẫn đến hiệu quả hoạt động không cao, thất thoát, lãng phí vẫn không giảm.

Với công ty tư nhân, công ty TNHH ngoài nhà nước quyền tự chủ của DN, của người đại diện trong DN rất lớn. Nhưng với DNNN, người đại diện dù làm hiệu quả đãi ngộ họ cũng chưa hẳn tương xứng, do vậy họ không có động lực lớn để đưa DN phát triển tốt hơn. Vì lẽ đó, khi DNNN chuyển từ hoạt động theo Luật DNNN sang Luật DN cũng chỉ như khoác một cái áo mới, tên mới còn bên trong không có sự thay đổi. Với cách thức này DNNN vẫn mang tâm lý dựa vào bộ chủ quản.

- Ông có lo DNNN sẽ khó cạnh tranh trên sân nhà khi hội nhập sâu rộng?

- Để DNNN có thể tự đứng vững, tôi nghĩ phải làm rõ cho họ về thể chế, chính sách rõ ràng minh bạch, không ràng buộc vào quá nhiều mục tiêu, đặt họ trong môi trường bình đẳng, cạnh tranh sòng phẳng với các DN khác. Trong đó cũng cần phải chú trọng hơn nữa yếu tố con người trong DNNN, bởi từ trước đến nay, chuyện con ông cháu cha trong DNNN khá phổ biến. Làm sao để DNNN có thể có sức hút với những người có tài, tâm huyết, có năng lực và cơ chế thoáng để tạo động lực cho họ theo nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều trên cơ sở minh bạch, rõ ràng. Câu chuyện của Vinamilk là thí dụ. Dù phần vốn nhà nước ở đây lớn nhưng khi đặt họ vào môi trường cạnh tranh thì dù không cần sự hỗ trợ của Nhà nước vẫn hoạt động hiệu quả. Đây là điển hình việc CPH DNNN và cách đánh giá hiệu quả của DN.

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác