Cận kề khủng hoảng mới (K3): Điểm yếu Âu-Nhật

(ĐTTCO) - Trong khi Trung Quốc, nền kinh tế số 2 thế giới, chứa đầy nhân tố bất ổn, các nền kinh tế thứ 3 và thứ 4 thế giới là Nhật Bản và châu Âu lại rơi vào trì trệ và cũng đầy rẫy bất ổn.

(ĐTTCO) - Trong khi Trung Quốc, nền kinh tế số 2 thế giới, chứa đầy nhân tố bất ổn, các nền kinh tế thứ 3 và thứ 4 thế giới là Nhật Bản và châu Âu lại rơi vào trì trệ và cũng đầy rẫy bất ổn.

Cận kề khủng hoảng mới (K1):Hãy bán mọi thứ

Cận kề khủng hoảng mới (K2): “Hố đen” Trung Quốc

Abenomics - Kỳ vọng nhiều, hiệu quả ít

Trong nhiều năm nay, Nhật Bản đã giữ lãi suất ở mức cận zero. Gần đây, các nhà hoạch định chính sách quyết định đi một bước xa hơn: đưa lãi suất xuống mức âm để kích thích nền kinh tế. Điều này đã được dự định để tạo ra làn gió mới cho "Abenomics", kế hoạch được nhiều người ca ngợi của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm chấm dứt tình trạng trì trệ 2 thập niên qua, đưa Nhật Bản trở lại tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Vấn đề là sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cắt giảm lãi suất, đồng yen không bị suy yếu mà ngược lại đã mạnh hơn. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Nhật Bản quay đầu giảm, trong đó cổ phiếu ngành ngân hàng giảm mạnh. Như vậy, lý thuyết kinh tế truyền thống đã bị chệch.

Kế hoạch Abenomics được ông Abe hô hào là "3 mũi tên" cải cách: Thứ nhất, thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng thông qua lãi suất thấp và nới lỏng định lượng, như cách Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) đã làm sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Thứ hai, cải cách tài chính, bao gồm cải cách thuế. Thứ ba, cải cách cấu trúc và cải cách công ty. Tuy nhiên, chỉ có 1 mũi tên của ông Abe được bắn đi: chính sách tiền tệ. Cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới, dòng tiền dễ dãi trong thực tế khiến các chính phủ và doanh nghiệp ít chịu nhọc công cải cách tài chính và cấu trúc. Họ không phải làm điều đó, bởi đã có thể dựa vào tiền giá rẻ hơn là những đổi mới và tăng trưởng thực tế để giữ cho nền kinh tế thịnh vượng.

Trong thực tế, lãi suất tiêu cực thậm chí không giúp đỡ cho nền kinh tế Nhật Bản. Như Giám đốc Chiến lược đầu tư toàn cầu của Quỹ BlackRock, ông Russ Koesterich, nói: "Lãi suất âm do các ngân hàng trung ương đưa ra đang bị xem như một loại thuế trên hệ thống ngân hàng". Bởi lẽ các ngân hàng rất khó huy động được tiền gửi do lãi suất âm. Do đó, thay vì cố gắng cho vay nhiều hơn để bù lại, họ lại bịt kín cửa khiến tín dụng khan hiếm và đắt đỏ hơn. Hiển nhiên, điều đó đã gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc huy động thêm vốn để đầu tư và phát triển, kéo theo nền kinh tế đã trì trệ càng trì trệ hơn. GDP thực tế của Nhật Bản tiếp tục giảm vào quý IV năm ngoái. Đây là hệ quả các nền kinh tế dựa vào chính sách tiền tệ dễ dãi mà không chịu nỗ lực cải cách phải gánh chịu.

EU - 4 dấu hiệu lo ngại

Sự hỗn loạn trên thị trường tài chính châu Âu hồi trung tuần tháng 2 là một sự kiện bước ngoặt. “Những gì chúng ta đã chứng kiến không nhất thiết là sự khởi đầu của một thị trường con gấu đối với cổ phiếu, hay dấu hiệu chắc chắn về một cuộc suy thoái trong tương lai. Tuy nhiên, nó là sự trở lại của cuộc khủng hoảng tài chính, ít nhất là ở châu Âu” - báo Financial Times (Anh) viết.

Các thị trường đang gửi đi 4 thông điệp cụ thể. Đầu tiên và quan trọng nhất là sự trở lại của cặp song sinh độc hại: sự tương tác giữa các ngân hàng và trái phiếu của nước đó. Cú sốc trung tuần tháng 2 của giá cổ phiếu ngân hàng trùng hợp với sự gia tăng lợi suất trái phiếu ở ngoại vi của khu vực đồng EUR. Điều này tương tự như những gì đã xảy ra trong 2010-2012. Dù lợi suất trái phiếu chính phủ không đạt đến mức cao chóng mặt như giai đoạn đó, nhưng lợi suất trái phiếu 10 năm của Bồ Đào Nha là gần 4%. Sự kết hợp giữa lợi suất trái phiếu cao, chính sách tiền tệ dễ dãi và nợ công lẫn nợ tư liên tục đạt những mức cao và tốc độ tăng trưởng thấp rõ ràng là bất ổn. Tình hình của Italia hiện nay có thể tốt hơn Bồ Đào Nha, nhưng vẫn không bền vững. Lợi suất trái phiếu 10 năm của Italia đã tăng lên hơn 1,7%; của Đức cao hơn 0,2%. Sự lây lan là thước đo sự căng thẳng trong hệ thống. Các thị trường tài chính cho thấy sự mất niềm tin vào cam kết năm 2012 của Mario Draghi, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), khi ông hứa sẽ làm bất cứ điều gì để bảo vệ các nước thành viên trong khu vực chống lại một cuộc tấn công đầu cơ. Với lời hứa này, Chủ tịch ECB đã chấm dứt được giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng khu vực đồng EUR, nhưng cái giá phải trả không hề rẻ.

Thông điệp thứ hai là liên minh ngân hàng châu Âu đã thất bại. Liên minh này đã chết yểu cùng với lời hứa lấy lệ về một chế độ giám sát và nghị quyết chung, nhưng không có bảo hiểm tiền gửi và không có hỗ trợ của chính phủ để giải cứu những nhà cho vay thất bại. Không phải ngẫu nhiên mà giá cổ phiếu ngân hàng sụp đổ khi Chỉ thị Giải quyết và phục hồi Ngân hàng châu Âu (EBRD) có hiệu lực đầy đủ.

Cận kề khủng hoảng mới (K3): Điểm yếu Âu-Nhật ảnh 1

3 mũi tên của Abenomics dường như đã bị trượt mục tiêu.

Chỉ thị đưa ra cơ chế cứu trợ chung cho một ngân hàng thất bại. Italia áp dụng luật này vào năm ngoái trong gói cứu trợ 4 ngân hàng khu vực đã gây thiệt hại cho người sở hữu trái phiếu. Các nhà đầu tư tại các ngân hàng khác sợ rằng họ cũng sẽ bị như vậy. Một trong những lý do khiến nhà đầu tư của Deutsche Bank hoảng loạn hồi tháng 2 là do ngân hàng này phát hành số lượng lớn trái phiếu chuyển đổi ngẫu nhiên (cocos). Nếu ngân hàng này gặp rắc rối, những trái phiếu này ngay lập tức bị xóa sổ nếu không có quyết sách kịp thời.

Thông điệp thứ ba là kỳ vọng lạm phát đã thay đổi vĩnh viễn. Những mục tiêu lạm phát của ECB có lẽ phải 5-10 năm nữa mới đạt được. Số liệu công bố hồi tháng 2 cho biết lạm phát đã giảm xuống mức thấp mọi thời đại 1,4%. Thị trường không tin rằng ECB sẽ đạt mục tiêu lạm phát (2%) trong dài hạn. Thông điệp thứ tư là các thị trường lo ngại lãi suất tiêu cực. Bởi hiện nay đại đa số trong 6.000 ngân hàng ở châu Âu hoạt động theo kiểu huy động và cho vay truyền thống: dùng tiền gửi tiết kiệm để cho vay. Các ngân hàng thường điều chỉnh mức lãi suất gửi tiết kiệm phù hợp với mức của ECB đưa ra, nhưng duy trì một tỷ suất lợi nhuận giữa 2 mức lãi suất. Một khi ECB áp lãi suất âm, cơ chế này sẽ không thể hoạt động. Nếu các ngân hàng cũng áp lãi suất âm với tiền gửi tiết kiệm, những người gửi tiền nhỏ lẻ có thể sẽ ồ ạt rút vốn. Tất nhiên, các ngân hàng có thể giảm dự trữ tại ECB và tiếp tục cho vay tiền. Hoặc họ có thể đầu tư vào các chứng khoán rủi ro. Nhưng điều đó hiển nhiên khiến các cổ đông ngân hàng lo ngại, đặc biệt nếu họ không nhìn thấy cơ hội cho vay và đầu tư tốt.

(Còn tiếp)

Các tin khác