Sân chơi TPP (B2): Nhận diện “Một danh mục chọn bỏ”

(ĐTTCO) - Hiệp định TPP gồm 30 chương, cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về các cam kết và các điều khoản áp dụng với tất cả các nước thành viên. Và một trong những vấn đề được chú ý bởi các nhà đầu tư và DN liên quan đến các nguyên tắc đầu tư này được mô tả gói gọn trong 5 từ: “một danh mục chọn bỏ”. Vậy “danh mục chọn bỏ” ở đây là gì và ảnh hưởng thế nào đến các DN?

(ĐTTCO) - Hiệp định TPP gồm 30 chương, cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về các cam kết và các điều khoản áp dụng với tất cả các nước thành viên. Và một trong những vấn đề được chú ý bởi các nhà đầu tư và DN liên quan đến các nguyên tắc đầu tư này được mô tả gói gọn trong 5 từ: “một danh mục chọn bỏ”. Vậy “danh mục chọn bỏ” ở đây là gì và ảnh hưởng thế nào đến các DN?

Hiểu thế nào

Nguyên tắc đầu tư yêu cầu các thành viên TPP chấp nhận các nghĩa vụ, các quy định về đầu tư dựa trên cơ sở “một danh mục chọn bỏ”. Điều này được hiểu rằng thị trường các nước mở hoàn toàn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trừ khi các thành viên đưa ra một ngoại lệ (biện pháp bảo lưu không tương thích) trong một trong hai Phụ lục cụ thể của quốc gia đó đính kèm Hiệp định TPP: (1) Các biện pháp hiện hành trong đó một quốc gia chấp nhận nghĩa vụ không đưa ra các biện pháp hạn chế hơn trong tương lai và ràng buộc bất kỳ sự tự do hóa nào trong tương lai. (2) Các biện pháp và chính sách mà theo đó một quốc gia duy trì quyền tự do làm theo ý mình một cách đầy đủ trong tương lai. Tùy theo mức độ cam kết của các thành viên TPP, theo đó có hai mức độ cam kết là cam kết toàn bộ và cam kết kèm theo những hạn chế.

Quy tắc đầu tư của Hiệp định TPP đem lại nhiều cơ hội cho các nước thành viên, trong đó có Việt Nam, nhưng cũng mang đến không ít khó khăn, thách thức. Điều cần thiết và quan trọng đối với Việt Nam nói chung và mỗi nhà đầu tư, DN nói riêng phải biết và hiểu tường tận các nguyên tắc đầu tư để vận dụng linh hoạt và mang lại hiệu quả cao nhất.

Nếu các nước thành viên không đưa ra danh mục chọn bỏ (negative approach) thì phải chấp nhận tất cả các nghĩa vụ - đây là cam kết toàn bộ. Tuy nhiên, nếu các nước thành viên TPP đã đưa ra một danh mục chọn bỏ thì với những gì đã được nêu ra trong danh mục chọn bỏ (danh mục bảo lưu không tương thích), các nước thành viên này được quyền bảo lưu những vấn đề mình đã nêu ra.

Mục đích

Như đã đề cập đầu tư dưới cơ sở “danh mục chọn bỏ”, tức theo đó quốc gia thành viên quyết định đưa ra một danh mục chọn bỏ, thì quốc gia thành viên đó được duy trì quyền tự do làm theo ý mình một cách đầy đủ trong tương lai đối với các bảo lưu đó. Như vậy, nguyên tắc này đã mở ra cho các nước thành viên sự lựa chọn, sự bảo lưu nhất định để phù hợp với hoàn cảnh kinh tế-xã hội, chính trị, văn hóa… của mỗi quốc gia. Đồng thời tạo điều kiện cho các quốc gia thành viên dễ dàng tham gia vào Hiệp định TPP, xây dựng lộ trình riêng cho đất nước mình, dễ dàng thích nghi với các ràng buộc của Hiệp định TPP. Mục đích cuối cùng là hướng tới việc phát triển bền vững.

Khi mở cửa hoàn toàn, lĩnh vực nông nghiệp nước ta có cơ hội phát triển.

Khi mở cửa hoàn toàn, lĩnh vực nông nghiệp nước ta có cơ hội phát triển.

Ưu và nhược điểm

Về ưu điểm. Thứ nhất, nguyên tắc này giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là thị trường xuất khẩu nông sản. Nước ta có thế mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp, do đó có thể lựa chọn mở cửa hoàn toàn với nước ngoài hoặc đưa ra một ngoại lệ. Trên thực tế, nội dung đàm phán về đầu tư đã hứa hẹn đem đến nhiều cơ hội cho ngành nông nghiệp. Hiện nay thị trường Việt Nam đang “sốt” với hàng loạt dự án khởi nghiệp liên quan đến nông nghiệp công nghệ cao. Do đó, khi TPP có hiệu lực sẽ thúc đẩy đầu tư của các nước thành viên vào Việt Nam trong lĩnh vực này.

Thứ hai, thu hút đầu tư, hợp tác nước ngoài vào Việt Nam, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, công bằng, tạo ra hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch. Kèm theo đó là sự dịch chuyển dòng vốn, những tiến bộ khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản trị, điều hành DN… tạo điều kiện cho các DN Việt Nam học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Khi thực hiện nguyên tắc “danh mục chọn bỏ”, có nghĩa Việt Nam có cơ hội xác định được những lĩnh vực thuộc về thế mạnh để phát triển đầu tư, đồng thời có bước chuẩn bị kỹ hơn đối với những lĩnh vực chưa sẵn sàng hội nhập; cũng tương tự các nước thành viên khác. Do đó, hoạt động thu hút đầu tư của Việt Nam hay tiến hành đầu tư ra nước ngoài cũng đều dễ dàng thực hiện.

Về nhược điểm, các quốc gia có quyền đưa ra ngoại lệ rằng: các biện pháp và chính sách mà theo đó một quốc gia duy trì quyền tự do làm theo ý mình một cách đầy đủ trong tương lai. Do vậy, việc mở cửa thị trường và mở cửa đầu tư là không hoàn toàn tuyệt đối. Hoạt động đầu tư của DN Việt và giới hạn thu hút đầu tư còn phụ thuộc nhiều vào thỏa thuận giữa các nước thành viên.

Các tin khác