Định vị, định hướng kinh tế (B1): Những lực cản

Việt Nam đã gia nhập nhóm các nước có thu nhập trung bình từ năm 2010, song sự tăng trưởng kinh tế chưa đủ nhanh để rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực. Chỉ tiêu GDP trên đầu người thấp hơn so với của các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philipinnes, Indonesia... Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc dù tăng trưởng liên tục trong 30 năm Đổi mới nhưng kinh tế Việt Nam vẫn chưa thể cất cánh.

Việt Nam đã gia nhập nhóm các nước có thu nhập trung bình từ năm 2010, song sự tăng trưởng kinh tế chưa đủ nhanh để rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực. Chỉ tiêu GDP trên đầu người thấp hơn so với của các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philipinnes, Indonesia... Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc dù tăng trưởng liên tục trong 30 năm Đổi mới nhưng kinh tế Việt Nam vẫn chưa thể cất cánh.

Tận dụng lao động rẻ và công nghệ lạc hậu

Có 5 giai đoạn phát triển của các quốc gia trên thế giới, bao gồm: giai đoạn đầu; giai đoạn chuyển đổi; giai đoạn lấy hiệu quả làm động lực; giai đoạn chuyển đổi lần 2; và giai đoạn lấy sáng tạo làm động lực. Việt Nam cho đến năm 2014 vẫn đang ở giai đoạn đầu, trong khi Thái Lan hay Trung Quốc đã ở giai đoạn thứ 3, Malaysia đã chuyển sang giai đoạn thứ 4.

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF)

Tăng trưởng kinh tế không chỉ dựa vào đầu tư nội địa mà còn dựa vào DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nhưng theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng dựa vào vốn FDI về dài hạn không bền vững. Cụ thể, khu vực DN FDI ở Việt Nam chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tạo ra 70% giá trị sản xuất công nghiệp, nhưng chỉ tạo ra lượng việc làm chưa đến 5% (khoảng 1,78 triệu người).

Số lượng sản phẩm chủ lực tăng lên hàng năm, nhưng chỉ tập trung một số mặt hàng truyền thống, có trình độ công nghệ thấp và không mang lại giá trị tăng cao, như dệt may, thủy sản, da - giày, còn các sản phẩm công nghệ như điện thoại, máy tính, thiết bị điện tử chủ yếu là nhờ khu vực FDI. Trong khi khu vực DN FDI không tạo ra lan tỏa công nghệ sang khu vực nội địa, cũng không thúc đẩy quá trình nâng cao kỹ năng người lao động, đã gián tiếp ảnh hưởng tới tăng trưởng năng suất lao động.

Điều đáng lo ngại, tỷ lệ sản phẩm thâm dụng tài nguyên ở mức thấp hơn nhiều so với của Singapore, Thái Lan hay Indonesia. Theo nhiều chuyên gia, nhìn ở góc độ công nghệ của sản phẩm xuất khẩu, chưa hẳn đúng khi nói Việt Nam đã tận dụng tốt cơ hội của mở cửa và hội nhập. Thay vào đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã biến lợi thế lao động rẻ ở Việt Nam thành lợi thế của họ để chuyển vào những công nghệ lạc hậu. DN FDI tại các khu công nghiệp đã có “đóng góp” không nhỏ vào tình trạng ô nhiễm môi trường, khiến chi phí khắc phục môi trường trong tương lai có thể xóa đi những lợi ích trước mắt khu vực này mang lại. Như Trung Quốc ước tính mỗi năm cần 10% GDP để trả lại môi trường như nguyên trạng.

Trong khi đó, DN tư nhân phát triển không bền vững khi số lượng DN phá sản, ngừng hoạt động không ngừng tăng. Cụ thể, năm 2010: 47.000 DN, năm 2013: 61.000 DN, năm 2014: 68.000 DN, 10 tháng năm 2015 hơn 60.000 DN. Nguyên nhân ẩn chứa phía sau những con số này, một phần là do kinh tế trong và ngoài nước chưa phục hồi, chi phí đầu vào tăng cao và phần lớn do không tìm được thị trường, tiếp cận vốn vay. Sự phát triển của khu vực DNNVV cũng rất đáng lo ngại. Theo đánh giá của Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2011 chỉ 0,005% DN có sáng kiến khoa học. Còn báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2012-2013 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới chỉ ra rằng, mức độ hấp thụ công nghệ của Việt Nam đứng vị trí 98/133 nước và so với 10 nước ASEAN chỉ đứng cao hơn Myanmar. Thêm nữa, quy mô DN đang có xu hướng nhỏ lại. Năm 2007, DN siêu nhỏ chiếm tỷ trọng 61,4%, đến năm 2012 đã tăng lên 66,8%.

NSLĐ thấp và có xu hướng giảm

Đây là thách thức nữa cho mục tiêu tăng trưởng dài hạn ở Việt Nam. Trong những năm 1990, theo đánh giá của WB, tăng trưởng kinh tế cao đi kèm với tốc độ tăng trưởng năng suất lao động (NSLĐ) tăng nhanh, nhưng giai đoạn về sau lại chứng kiến tăng trưởng NSLĐ sụt giảm mạnh. Theo Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, giai đoạn 2000-2006, NSLĐ tăng bình quân gần 6%/năm, giảm xuống còn khoảng 3%/năm trong giai đoạn 2007-2013, trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế đóng góp 50%. Điều cho thấy sau 30 năm Đổi mới, nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, chưa đạt được mức độ tích tụ công nghiệp đủ lớn. Việc chuyển sang một nền kinh tế công nghiệp và hiện đại như chưa bắt đầu. Chính vì thế, mục tiêu đạt mức GDP bình quân đầu người 3.000USD vào năm 2020 trở nên thiếu thực tế, bởi điều này tương ứng kể từ 2015 trở đi Việt Nam phải đạt được mức tăng trưởng thu nhập đầu người trên 10%/năm.

Sử dụng lao động rẻ và thiết bị lạc hậu đang là rào cản nền kinh tế Việt Nam phát triển.

Sử dụng lao động rẻ và thiết bị lạc hậu đang là rào cản nền kinh tế Việt Nam phát triển.

Thực tế, tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam đã đạt những thành công nhất định, khi bình quân hàng năm đạt 4% kể từ sau Đổi mới đến nay. Tuy nhiên, khoảng cách về NSLĐ giữa Việt Nam với những nước phát triển và nhóm nước thu nhập trung bình vẫn còn khá lớn. Nếu về giá trị tương đối, NSLĐ của Việt Nam với các nước trong khu vực đang dần bị thu hẹp. Cụ thể, năm 1986, NSLĐ của Nhật Bản cao gấp 14,6 lần của Việt Nam, đến năm 2014 chỉ còn 6,24 lần. Tương tự, Hàn Quốc cao gấp 8,7 lần Việt Nam năm 1990 và đến năm 2014 giảm xuống còn 7 lần; Thái Lan từ 3,5 lần giảm xuống còn 2,7 lần... Song, xét về giá trị tuyệt đối, NSLĐ của Việt Nam đang ngày càng tụt lại phía sau so với những nước trong khu vực. Cụ thể, năm 1986 NSLĐ bình quân của Nhật Bản cao hơn Việt Nam 28.783USD, nhưng đến năm 2014 con số này đã tăng lên 37.708USD. Tương tự, NSLĐ tuyệt đổi của Hàn Quốc cao hơn của Việt Nam từ 14.533USD năm 1986 lên 41.128USD năm 2016…

Các tin khác