Bẫy nợ toàn cầu (K3): Điển hình Mozambique

Sau khi giành độc lập từ Bồ Đào Nha năm 1975, Mozambique rơi vào nội chiến suốt gần 3 thập niên (1977-1992). Đến giữa thập niên 1980, nợ ngoại quốc của chính phủ Mozambique đã tương đương 60% GDP; chi phí nghĩa vụ nợ ngoại quốc của chính phủ ở mức trung bình 15% và tăng dần từ giữa thập niên 1990, sau khi nội chiến kết thúc.

Sau khi giành độc lập từ Bồ Đào Nha năm 1975, Mozambique rơi vào nội chiến suốt gần 3 thập niên (1977-1992). Đến giữa thập niên 1980, nợ ngoại quốc của chính phủ Mozambique đã tương đương 60% GDP; chi phí nghĩa vụ nợ ngoại quốc của chính phủ ở mức trung bình 15% và tăng dần từ giữa thập niên 1990, sau khi nội chiến kết thúc.

Bẫy nợ toàn cầu (K2): Quan điểm nguy hiểm

Bẫy nợ toàn cầu (K1): 199.000 tỷ USD

Nghèo đói tăng nhanh

Nhiều khoản vay trong chiến tranh đến từ các chính phủ nước ngoài (như Liên Xô), nhưng 20% đến từ các định chế đa quốc gia, đứng đầu là WB; 15% từ các nhà cho vay tư nhân. Sau chiến tranh, giai đoạn 1994-1999, 90% các khoản cho vay đổ vào Mozambique từ các định chế đa quốc gia, dẫn đầu là WB và IMF.

Những khoản vay này giúp Mozambique nhanh chóng trả hết nợ đã vay trong chiến tranh. Năm 2001, Mozambique được xóa 4,3 tỷ USD theo Sáng kiến xóa nợ cho những nước nghèo nặng nợ. Năm 2005, nước này tiếp tục được xóa 2 tỷ USD.

Chi phí nợ giảm xuống chỉ còn 1% thu ngân sách năm 2007. Sau khi chiến tranh kết thúc năm 1992, có một sự cải thiện rõ rệt trong y tế. Đó là số trẻ em chết trước khi tròn 5 tuổi (hầu như không giảm trong giai đoạn 1975-1992),  đã giảm mạnh xuống còn 6%. Dù vậy, sau chiến tranh số trẻ em học hết tiểu học giảm xuống do chính phủ cắt giảm chi tiêu để đổi lại các khoản vay của IMF và WB. Tỷ lệ trẻ em học hết tiểu học giảm từ 25% năm 1992 xuống chỉ 14% năm 1999.

Theo sau các đợt xóa nợ, con số này bắt đầu tăng và đạt 60% vào năm 2010. Kể từ đó, tỷ lệ này lại giảm dần và xuống mức 50% năm 2013. Và dù y tế và giáo dục đã cải thiện kể từ các đợt xóa nợ, những chỉ tiêu khác như suy dinh dưỡng và nghèo đói không được cải thiện. Từ năm 1996-2011, GDP bình quân đầu người tăng gấp đôi, nhưng số người suy dinh dưỡng theo chuẩn của Liên hiệp quốc tăng từ 8,1 triệu lên 9,6 triệu; số người sống dưới 2USD/ngày tăng từ 15,2 triệu năm 1996 lên 19,3 triệu năm 2009.

Nợ ròng nhất thế giới

Chính sách kinh tế của Mozambique từ giữa thập niên 1990 đến nay dựa trên một loạt đại dự án phát triển bằng đầu tư nước ngoài hoặc các khoản vay. Đại dự án đầu tiên là Nhà máy luyện nhôm Mozal. Hoàn thành trong giai đoạn 2000-2004, một nửa nguồn vốn nhà máy đến từ ngân sách công (các khoản vay, bảo lãnh vốn và bảo lãnh vay), gồm đóng góp từ WB và các chính phủ Nam Phi, Anh, Nhật Bản, Pháp và Đức; một nửa đến từ đầu tư tư nhân, dẫn đầu là các cổ đông lớn BHP Billiton và Mitsubishi Corporation.

Nhà máy được miễn tất cả thuế lợi nhuận, thuế tiêu thụ và chỉ nộp 1% thuế doanh thu. Hơn nữa, nó được lợi lớn nhờ hưởng giá điện cực rẻ, chỉ 1,1-1,6 cent/kWh, so với mức giá các nhà công nghiệp khác ở Mozambique phải trả 4,5-6 cent. Một tính toán năm 2013 cho thấy cứ 1USD thu được từ nhà máy, chính phủ Mozambique phải chi tới 21USD cho lợi nhuận hoặc trả lãi cho các nhà đầu tư và chính phủ nước ngoài. Trong khoảng 1,2 tỷ USD doanh thu hàng năm của nhà máy, chỉ 80 triệu USD đi vào nền kinh tế Mozambique (7%), nhưng con số 1,2 tỷ USD vẫn được tính vào tăng trưởng kinh tế.

Những đại dự án đã hoàn thành hoặc đang xây dựng khác ở Mozambique, bao gồm các mỏ khí đốt, mỏ than, titan và ngành nông nghiệp. Nhà máy ở Mozal cho thấy tại sao những đại dự án này có thể tạo ra tăng trưởng kinh tế cao, nhưng không mang lại lợi ích đáng kể cho nền kinh tế trong nước, hoặc giúp giảm nghèo đói. Trong khi đó, những nguồn lực quan trọng như điện đã bị lấy đi.

Một nghiên cứu của UNCTAD năm 2012 cho thấy các đại dự án không mang lại lợi ích cho người dân Mozambique, dù thu hút mạnh đầu tư nước ngoài. Những dự án cũng làm tăng khoản nợ của Mozambique. Từ 2009-2013, tổng nợ nước ngoài của Mozambique (công và tư) tăng từ 14 tỷ lên 34 tỷ USD, trong khi tài sản nước ngoài do Mozambique nắm giữ tăng từ 4 tỷ lên 9 tỷ USD. Như vậy, đến năm 2013, nợ ròng của Mozambique là 25 tỷ USD, tương đương 160% GDP, cao nhất thế giới. IMF dự báo thâm hụt ngân sách của Mozambique năm 2014-2015 sẽ là 40% GDP. Như vậy trong năm nay nợ ròng của nước này ước đạt 200% GDP.

Nguy cơ khủng hoảng

Hoạt động vay nợ của chính phủ Mozambique nở rộ từ năm 2012. Năm 2013, vay nước ngoài của chính phủ đạt 2 tỷ USD, chủ yếu thông qua việc phát hành trái phiếu (850 triệu USD, với lãi suất 8,5%). Tuy nhiên, vay từ chính phủ nước ngoài và WB cũng đạt kỷ lục, lần lượt 600 triệu và 400 triệu USD. Tổng cộng, từ năm 2007, 31% vay nước ngoài của chính phủ Mozambique đến từ WB, 16% từ các định chế đa quốc gia khác, 29% từ các chính phủ nước ngoài và 24% từ khu vực tư.

Bắc Kinh là nhà cho vay ngoại quốc cấp chính phủ lớn nhất của Mozambique. Trong năm 2013, tổng khoản vay từ Trung Quốc đạt 241 triệu USD, chiếm 40% tổng khoản vay từ các chính phủ nước ngoài. Các khoản vay từ Trung Quốc chủ yếu dùng cho các dự án cầu, đường và hạ tầng kinh tế-xã hội. Một dự án hiện nay là cây cầu Maputo-Catembe, do một công ty Trung Quốc nhận thầu, với vốn đầu tư 725 triệu USD. Người ta lo ngại dự án này sẽ là sự lãng phí lớn, vì chỉ có 30.000 người sống ở Catembe. Cây cầu sẽ thực hiện thu phí, nhưng nếu khoản vay có lãi suất 5%, tiền thu phí từ cây cầu phải đạt 50 triệu USD/năm mới mong bù đắp chi phí trong 30 năm.

Dự án nhà máy nhôm ở Mozal, Mozambique.

Dự án nhà máy nhôm ở Mozal, Mozambique.

Nợ chính phủ nước ngoài của Mozambique tăng đạt 6,8 tỷ USD năm 2013, tương đương 44% GDP, từ mức 25% GDP năm 2008. Như vậy, nợ chính phủ nước ngoài chiếm 20% tổng nợ nước ngoài của Mozambique. Năm 2015, chi phí nghĩa vụ nợ nước ngoài sẽ ngốn 8% thu ngân sách và sẽ ở mức này trong vòng 1 thập niên tới, theo IMF.

Điều này dựa trên giả định nền kinhh tế tiếp tục tăng 8%/năm và thu ngân sách tiếp tục tăng. Dĩ nhiên, nếu giả định này sai, tình huống sẽ cực kỳ nguy hiểm. IMF dự báo khi đó chi phí nợ sẽ gần 15%, thậm chí có thể tới 20% thu ngân sách.

Như vậy, chính sách kinh tế của Mozambique dựa trên một canh bạc, rằng nước ngoài tiếp tục cho vay, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và bảo đảm thu ngân sách, nhờ đó sẽ không bị ảnh hưởng những cú sốc như giá dầu mỏ, than đá và khí đốt hạ. Nhưng trong thực tế, Mozambique đang bị những cú sốc kinh tế. Giá cả hầu hết những mặt hàng xuất khẩu chính của nước này, ngoại trừ nhôm và thuốc lá, đã giảm mạnh kể từ tháng 1-2014.

Hơn nữa, như đã nói ở trên, chỉ một phần rất nhỏ nguồn thu từ xuất khẩu nhôm chảy vào ngân sách hoặc nền kinh tế Mozambique. Như vậy, nguồn thu từ xuất khẩu của Mozambique nay giảm hơn 25% so với đầu năm 2014. Cùng lúc đó, đồng metical của Mozambique đã giảm giá 15% so với USD, khiến khối nợ tính bằng ngoại tệ của họ càng phình to hơn.

(Còn tiếp)

Các tin khác