Bẫy nợ toàn cầu (K2): Quan điểm nguy hiểm

Lý lẽ biện hộ thường dùng cho việc vay nợ là khoản vay được dùng để đầu tư các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc hạ tầng hỗ trợ, góp phần thúc đẩy kinh tế, giảm đói nghèo. Tuy nhiên, nghiên cứu của JDC cho thấy thực tế không đúng như vậy.

Lý lẽ biện hộ thường dùng cho việc vay nợ là khoản vay được dùng để đầu tư các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc hạ tầng hỗ trợ, góp phần thúc đẩy kinh tế, giảm đói nghèo. Tuy nhiên, nghiên cứu của JDC cho thấy thực tế không đúng như vậy.

Bẫy nợ toàn cầu (K1): 199.000 tỷ USD

Không giảm đói nghèo

Nguyên nhân trước hết, theo JDC, là việc vay vốn nước ngoài sẽ đi kèm với các điều kiện như thuê đối tác nước ngoài hoặc mua các trang thiết bị, máy móc của nước ngoài để thực hiện dự án, thay vì hỗ trợ các công ty trong nước.

Đánh giá hiệu quả mô hình vay nợ này, JDC đã nghiên cứu 9 nước bị xếp loại “rủi ro khủng hoảng nợ công cao”, gồm Bhutan, Ethiopia, Ghana, Lào, Mông Cổ, Mozambique, Senegal, Tanzania và Ugand. Các nước bị xếp rủi ro cao dựa trên 3 tiêu chí: (1) có mức nợ ròng hơn 30% GDP; (2) chi phí nghĩa vụ nợ cao hơn 15% thu ngân sách hoặc nợ bên ngoài hơn 50% GDP; (3) thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hơn 5% GDP.

Theo dữ liệu của IMF và WB, giai đoạn 2008-2013 tăng trưởng bình quân GDP đầu người ở 9 nước này là 4,74%, cao hơn 1% so với mức bình quân 3,64% của các nước thu nhập thấp có vay nợ ít hơn. Tuy nhiên, điều đáng ngại là một số trong 9 nước được nghiên cứu có tỷ lệ đói nghèo tăng nhanh hơn, trong khi tỷ lệ giảm đói nghèo không nhanh bằng các nước có thu nhập thấp khác.

Theo đó, có 5/9 nước số người nghèo tăng trong những năm gần đây, như Senegal, Uganda, Ethiopia, Mozambique và Lào. Cụ thể, GDP bình quân đầu người của Ethiopia tăng 60% từ năm 2005-2011, nhưng số người sống dưới 2USD/ngày tăng tới 5,4 triệu người. Ở Ghana và Tanzania, số người nghèo giảm nhẹ lần lượt 2,1% và 0,7% mỗi năm. Mông Cổ và Bhutan tốt hơn nhiều, với số người sống dưới 2USD/ngày giảm 13,5% và 8,9% mỗi năm.

Thực tế, nghiên cứu cho thấy PPP là hình thức đắt đỏ nhất để chính phủ đầu tư vào hạ tầng, thậm chí cao hơn gấp đôi so với đầu tư bằng nguồn vốn vay ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu.

Tuy nhiên, dù số người nghèo đói giảm nhanh ở Mông Cổ và Bhutan, tăng trưởng kinh tế không đóng góp nhiều vào việc giảm đói nghèo. Đối với Bhutan, mỗi 1% tăng trưởng GDP đầu người sẽ giảm 1,5% số người sống dưới mức 2USD/ngày. Tại Mông Cổ, 1% tăng trưởng GDP đầu người sẽ giảm 1% số người nghèo đói.

Như vậy, Bhutan cần tăng trưởng GDP đầu người đạt mức 66% mới xóa hết đói nghèo, trong khi Mông Cổ phải đạt tăng trưởng 100%. Ở Ghana và Tanzania, tăng trưởng kinh tế ít tác động đến đói nghèo hơn. Cụ thể, kinh tế Ghana phải tăng hơn 300% mới giúp toàn dân sống trên 2USD/ngày, trong khi Tanzania phải tăng hơn 500%.

Tính bình quân các nước thu nhập thấp trong giai đoạn 2008-2013, số người nghèo giảm 1%/năm. Điều này cho thấy dù vay nợ nhiều và tăng trưởng kinh tế mạnh hơn, nhưng 6/9 nước trong diện nghiên cứu có tốc độ cải thiện đói nghèo thấp hơn mức bình quân các nước có thu nhập thấp. Nếu xét về tốc độ tăng trưởng tương ứng để giảm đói nghèo, 7/9 nước có biểu hiện thấp hơn mức bình quân và cũng 7/9 nước có bất bình đẳng xã hội gia tăng.

Nước có bất bình đẳng giảm duy nhất là Mozambique, cũng là nước có mức bất bình đẳng xã hội cao nhất trong nhóm. Hơn nữa, sự chênh lệch trong phân bổ của tăng trưởng kinh tế giữa người giàu và người nghèo ở các nước này ngày càng chênh lệch cao. Thí dụ, bình quân thu nhập của 40% người nghèo nhất Uganda trong năm 2006 là 439USD/năm, thu nhập của 10% người giàu nhất 3.769USD. Đến năm 2013, con số này là 516USD và 4.891USD. Theo đó, nếu 40% người nghèo nhất tăng thu nhập được 1USD, thì 10% người giàu nhất tăng tới 15USD.

Bẫy đối tác công-tư

Theo JDC, hình thức đối tác công-tư (PPP) chiếm 15-20% đầu tư hạ tầng ở các nước đang phát triển. Hình thức này gần đây phát triển mạnh vì được các nhà cho vay khuyến khích (giảm điều kiện, lãi suất...), nhưng cũng vì nó giúp che giấu các khoản nợ trước công chúng.

Thí dụ hình thức PPP của Anh giúp khu vực tư đảm nhận đầu tư, nhưng chính phủ bảo đảm việc trả nợ, hoặc cam kết ứng cứu nhà đầu tư tư nhân nếu khoản đầu tư bị thất bại. Vì vậy, những hình thức PPP sẽ có tác động tài chính y hệt một khoản vay trực tiếp của chính phủ, nhưng các nghĩa vụ nợ không được đưa vào dữ liệu nợ của chính phủ.

Ngoài ra, chi phí vay nợ PPP thường cao hơn khi chính phủ vay và đầu tư trực tiếp, vì khu vực tư thường có chi phí đi vay cao hơn; các đối tác tư nhân thường đòi hỏi lợi nhuận cao hơn; việc đàm phán vay vốn thường nghiêng về lợi ích cho nhà đầu tư tư nhân. Rủi ro tài chính của PPP rất cao vì nó có thể bị lợi dụng để giấu chi tiêu của chính phủ và qua mặt các biện pháp kiểm soát chi tiêu; chuyển nợ ra khỏi bản kết toán để làm đẹp sổ sách.

Điển hình là Bệnh viện Tưởng niệm Nữ hoàng Mamohato ở Lesotho, một dự án PPP được ký kết năm 2009. Theo hợp đồng 18 năm, công ty tư nhân Tsepong (một liên minh do Công ty Netcare của Nam Phi dẫn đầu) sẽ xây một bệnh viện công và cung cấp tất cả dịch vụ y tế. Khi hợp đồng hết hạn, quyền sở hữu bệnh viện sẽ chuyển giao cho chính phủ. Bệnh viện này đã khiến chính phủ tốn 67 triệu USD/năm, cao gấp 3 lần so với bệnh viện cũ. Nó hút tới 51% ngân sách của chính phủ và sẽ tăng lên 64% trong vòng 3 năm tới để bảo lãnh chi phí đầu tư.

Bệnh viện Tưởng niệm Nữ hoàng Mamohato có thể khiến Lesotho gánh chi phí nợ 8-13% thu ngân sách mỗi năm.

Bệnh viện Tưởng niệm Nữ hoàng Mamohato có thể khiến
Lesotho gánh chi phí nợ 8-13% thu ngân sách mỗi năm.

Trong khi đó, các cổ đông của Tsepong kỳ vọng doanh thu 25% trên khoản đầu tư của họ, sau 18 năm sẽ thu về 760% khoản đầu tư ban đầu. Dự án này được Công ty Tài chính quốc tế (IFC) của WB hỗ trợ rất đắc lực, bao gồm việc đại diện cho chính quyền Lesotho trong việc lên kế hoạch, mời thầu và đàm phán hợp đồng. Nhờ đó, IFC được trả phí 270.000USD khi hợp đồng với Tsepong được ký kết. Bộ Phát triển quốc tế (DFID) của Anh đã giao cho IFC 5 triệu USD để mở rộng tư vấn các dự án y tế PPP.

Mặc dù là một quốc gia có thu nhập thấp tại thời điểm đó, Lesotho không được cho là nặng nợ nên không được hưởng ưu đãi theo Sáng kiến giảm nợ. Tuy nhiên, đến nay nợ công nước ngoài của Lesotho là 940 triệu USD, tương đương 38% GDP. Chi phí nghĩa vụ nợ hàng năm của chính phủ nước này hiện là 43 triệu USD, tương đương 3% thu ngân sách.

Chi phí nợ dự kiến sẽ tăng lên 175 triệu USD vào đầu thập niên 2020. Giả sử nền kinh tế phát triển 5%/năm, vậy các khoản thanh toán nợ sẽ lấy mất 8% thu ngân sách chính phủ. Nếu tăng trưởng kinh tế thấp hơn, các khoản thanh toán nợ có thể đạt 13% ngân sách. Con số này chưa kể số tiền chính phủ Lesotho trả cho Tsepong đối với dự án Bệnh viện Tưởng niệm Nữ hoàng Mamohato.

(Còn tiếp)

Các tin khác