Trung Quốc - mối nguy toàn cầu (K3): Cả thế giới e ngại

Trung Quốc ngày càng trở thành một thế lực quan trọng hơn trên vũ đài quốc tế cả về kinh tế, chính trị lẫn quân sự. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của mình, Trung Quốc đã gieo rắc lo ngại cho cả thế giới thông qua các sản phẩm kém chất lượng, độc hại; những hành vi gây hấn ở các vùng biển đặc quyền kinh tế của các nước khác và cả những cáo buộc gián điệp kinh tế, tin tặc...

Trung Quốc ngày càng trở thành một thế lực quan trọng hơn trên vũ đài quốc tế cả về kinh tế, chính trị lẫn quân sự. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của mình, Trung Quốc đã gieo rắc lo ngại cho cả thế giới thông qua các sản phẩm kém chất lượng, độc hại; những hành vi gây hấn ở các vùng biển đặc quyền kinh tế của các nước khác và cả những cáo buộc gián điệp kinh tế, tin tặc...

Mê hồn trận độc dược

Trong cuốn “Chết bởi Trung Quốc” (Death by China), tác giả cho rằng Trung Quốc đang dùng vũ khí sinh học dưới hình thức hàng độc hại để đầu độc nhân loại. Trong thực tế, người Trung Quốc đang đầu độc chính giống nòi của họ khi sản xuất và buôn bán những sản phẩm độc hại, từ đồ chơi trẻ em đến thực phẩm, đồ tiêu dùng, thậm chí là các loại thuốc chữa bệnh cùng nguyên liệu làm thuốc. Có lẽ rất ít người có thể nhớ hết các vụ scandal an toàn thực phẩm của Trung Quốc, đơn giản vì chúng quá dày đặc.

Có thể kể một số vụ như sữa bột giả (đã khiến 13 trẻ sơ sinh và 50-60 trẻ em ở các vùng nông thôn tỉnh An Huy chết vào năm 2004); sản xuất nước tương từ tóc người (có chứa nhiều loại hóa chất độc hại như thạch tín và chì, sẽ gây tổn hại trầm trọng đến hệ thống tiêu hóa, gan, thận, tim mạch, hệ thần kinh và sinh dục); rau quả vượt dư lượng thuốc trừ sâu; cá bơn, ốc, nấm, bột gừng nhiễm độc; trứng và các sản phẩm từ trứng, lúa mì và bột gạo bị nhiễm độc melamine (đặc biệt sữa bột nhiễm melamine đã khiến ít nhất 6 trẻ chết và 294.000 trẻ khác bị bệnh năm 2008); chất gây ung thư sử dụng trong dầu chiên; dùng nước thải từ toilet và chuồng lợn để sản xuất đậu hũ thối ở Quảng Đông; bánh bao thịt lợn nhiễm thuốc trừ sâu methamidophos; sử dụng chất phóng xạ Cobalt-60 để giữ tỏi và ớt bột khỏi bị hư hỏng; bánh hấp bị thêm thuốc trừ sâu, bánh bao bị thêm lưu huỳnh; dầu ăn làm từ dầu phế thải lấy ở cống các nhà hàng, quán ăn...

Mê hồn trận độc dược của Trung Quốc còn bao trùm cả những hàng tiêu dùng thường ngày, như các sản phẩm dùng một lần (đũa, hộp xốp đựng thức ăn, nĩa, ống hút…) chứa hàm lượng kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn cho phép; tường khô nhiễm hydrogen sulfide; kem đánh răng chứa diethylene glycol; mực xăm có chất gây ung thư...

Và một khi bị bệnh, người ta có thể dễ dàng chết nhanh hơn khi đi... chữa bệnh, bởi nhiều loại thuốc giả xuất xứ từ Trung Quốc và bởi nguyên liệu Đông dược (dùng để chế thuốc Nam, thuốc Bắc) có thể đã bị người Trung Quốc tẩm độc. Chẳng hạn, năm 2012, thế giới một phen kinh hoàng khi Hàn Quốc phát hiện thuốc Trung Quốc bào chế từ... thịt người!

Trước đó, ngành công nghiệp dược phẩm Trung Quốc đã bị tai tiếng vì vỏ thuốc con nhộng sản xuất từ nước này chứa gelatin công nghiệp (tác nhân gây ung thư) và có tới 18% thuốc giả chống lao, chống sốt rét ở các nước châu Phi có xuất xứ Trung Quốc...

Điều đáng lo ngại là trẻ em - tương lai của thế giới - đang bị người Trung Quốc ngấm ngầm hạ độc bằng vô số hóa chất độc hại ẩn giấu trong những loại đồ chơi vừa đẹp vừa rẻ, như thú nhún nhiễm phthalate cao; lồng đèn nhựa chứa chất gây ung thư; quần áo trẻ em chứa formaldehye hoặc những kim loại nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe như chì, cadmi và crôm… Đến nỗi nhà báo Kate Galbraith của tạp chí Foreign Policy phải thốt lên: “Made in China nay đã trở thành thương hiệu của chất độc”.

Gián điệp, tin tặc

Theo một cuộc thăm dò ý kiến của Cục Điều tra liên bang (FBI) và Bộ Thương mại Hoa Kỳ, các công ty lớn của Hoa Kỳ cho biết Trung Quốc chính là mối đe dọa rò rỉ thông tin kỹ thuật lớn nhất (chiếm hơn 20%) so với tất cả khu vực khác trên thế giới. Một báo cáo lên chính phủ Hoa Kỳ của Công ty quốc phòng và hàng không vũ trụ Northrop Grumman mô tả gián điệp kinh tế Trung Quốc như một đe dọa lớn nhất cho công nghệ của Hoa Kỳ.

Trong các báo cáo về gián điệp kinh tế hàng năm gửi lên Quốc hội của Cơ quan Phản gián Hoa Kỳ (NCIX), Trung Quốc và Nga luôn nằm trong danh sách những những nước tiến hành các vụ gián điệp kinh tế nhắm đến Hoa Kỳ nhiều nhất. Tháng 1-2010, nhà khổng lồ internet Google làm cả thế giới xôn xao khi công bố nhiều vụ tấn công vào hệ thống dữ liệu của họ xuất phát từ Trung Quốc, với mục tiêu ăn cắp những tài sản trí tuệ và các tài khoản email.

Tháng 12-2007, tờ The Times của Anh đưa tin chính phủ xứ sương mù công khai cáo buộc Trung Quốc thực hiện những vụ tấn công gián điệp được nhà nước hỗ trợ vào các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế nước Anh, bao gồm hệ thống máy vi tính của các ngân hàng và công ty tài chính lớn.

Năm 2009, một chuyên gia thuộc Cơ quan Phản gián Đức, Walter Opfermann cảnh báo Đức đang bị tấn công ngày một nhiều từ các chiến dịch gián điệp được nhà nước Trung Quốc hỗ trợ, gây thiệt hại hàng chục tỷ EUR mỗi năm. Opfermann cho biết Trung Quốc dùng rất nhiều cách thức để tiến hành tấn công gián điệp, từ những cách truyền thống như thuê điệp viên nằm vùng, nghe lén điện thoại, ăn cắp laptop, đến những cách thức hiện đại qua internet như dùng các phần mềm trojan và email. Mục tiêu của các vụ tấn công không chỉ là thông tin về công nghệ, mà bao gồm cả các kỹ thuật quản lý và chiến lược thị trường.

Tờ New York Times ước tính 10% thức ăn tại các nhà hàng Trung Quốc được chế biến bằng dầu ăn nhiễm độc.

Tờ New York Times ước tính 10% thức ăn tại các nhà hàng Trung Quốc
được chế biến bằng dầu ăn nhiễm độc.

Những người quan tâm đến công nghệ xe hơi của Trung Quốc đều không lạ với những vụ thưa kiện của hầu hết nhà sản xuất xe hơi trên thế giới, cáo buộc nước này ăn cắp mẫu mã, thậm chí những thông số kỹ thuật. Chẳng hạn, có lần hãng GM hợp tác với Daewoo mở một xưởng lắp ráp xe hơi ở Hàn Quốc. Chi nhánh này hùn vốn với hãng Cherry của Trung Quốc.

Điều bất ngờ là hãng Cherry cho ra lò mẫu xe QQ giống như đúc mẫu xe SPARK mà GM-Daewoo sẽ tung vào thị trường Trung Quốc, chỉ có điều Cherry hoàn thành xe QQ trước SPARK mấy tháng. Vụ kiện này được phía Trung Quốc yêu cầu thương lượng ngoài tòa cho nên không ai biết họ phải đền cho GM bao nhiêu. Cho đến nay những vụ kiện tương tự của Fiat, Audi, Mercedes, Toyota, Honda và Volkswagen đều không đi đến đâu hoặc bị xử thua trên đất Trung Quốc.

Các tài liệu do WikiLeaks tiết lộ cho biết các nhà ngoại giao Hoa Kỳ từ lâu đã tỏ ra lo ngại về việc chính phủ Trung Quốc tuyển mộ những hacker hàng đầu để tiến hành những chiến dịch không gian ảo. Hacker Trung Quốc cũng thuộc diện tình nghi số 1 trong các vụ tấn công vào hàng loạt trang web mang tên miền “.vn” hoặc “.gov” ở Việt Nam năm 2011.

(Còn tiếp)

Các tin khác