Vòng xoáy nợ công (K2): Ngăn chặn từ trứng nước

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Một cuộc khủng hoảng nợ công dù được ứng phó tốt nhất cũng để lại nhiều thiệt hại về kinh tế-xã hội, thậm chí về chính trị, hình ảnh quốc gia. Vì vậy, giới chuyên môn tin rằng cách tốt nhất là ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công từ khi nó chưa xảy ra, thông qua việc xác định và triệt tiêu những nhân tố có thể tích tụ năng lượng cho khủng hoảng.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Một cuộc khủng hoảng nợ công dù được ứng phó tốt nhất cũng để lại nhiều thiệt hại về kinh tế-xã hội, thậm chí về chính trị, hình ảnh quốc gia. Vì vậy, giới chuyên môn tin rằng cách tốt nhất là ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công từ khi nó chưa xảy ra, thông qua việc xác định và triệt tiêu những nhân tố có thể tích tụ năng lượng cho khủng hoảng.

Vòng xoáy nợ công (K1): Giới hạn an toàn

Nhìn lại Mỹ Latin

Cuộc khủng hoảng nợ diễn ra ở các quốc gia Mỹ Latin thập niên 70-80 của thế kỷ trước được xem là thảm họa lớn nhất trong lịch sử khu vực này, kể từ sau cuộc đại khủng hoảng những năm 1930 - cuộc khủng hoảng nợ công đầu tiên trong lịch sử kinh tế hiện đại.

Trong thập niên 70, các nước Mỹ Latin đã đầu tư quá nhiều vào phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa dẫn đến đến việc chính phủ bội chi một cách trầm trọng. Bên cạnh đó, để thực hiện được mục tiêu công nghiệp hóa, các quốc gia này phải nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu cũng như công nghệ sản xuất từ nước ngoài, làm tỷ lệ nhập siêu ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu lớn về nguồn vốn của chính phủ khiến họ phải gia tăng vay mượn từ các quốc gia phát triển và các tổ chức tài chính quốc tế.

Tăng trưởng kinh tế khu vực Mỹ Latin giai đoạn 1950-1980 cũng phụ thuộc nhiều vào đầu tư. Cụ thể, tỷ lệ đầu tư dao động khoảng 20% GDP (1950-1957) đã tăng lên xấp xỉ 25% trong giai đoạn 1975-1980.

Kinh tế thế giới suy thoái 1979-1980 tác động tiêu cực đến tăng trưởng và xuất  khẩu, trong khi áp lực nợ công lớn dần, đã đẩy Mỹ Latin rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả.

Cụ thể, tỷ lệ đầu tư giảm mạnh từ 25% GDP xuống còn 19%. Do đầu tư là đầu tàu chính kéo nền kinh tế, nên trước tình hình này các chính phủ càng phải vay mượn với mong muốn phục hồi đầu tư, khôi phục nền kinh tế. Nợ nước ngoài các nước Mỹ Latin do đó tăng từ 75 tỷ USD năm 1975 lên 315 tỷ USD vào năm 1983, tương đương 50% GDP toàn khu vực, kéo theo nợ gốc và lãi vay phải trả tăng từ 12 tỷ USD lên 66 tỷ USD trong cùng giai đoạn.

Và khi tỷ lệ nợ nước ngoài trên tổng thu nhập quốc gia (GNI) lên đến đỉnh điểm 160% vào tháng 8-1982, Mexico trở thành nước đầu tiên tuyên bố không trả được khoản nợ hơn 85 tỷ USD và yêu cầu đàm phán lại thời hạn trả nợ với các chủ nợ. Sau sự kiện này, các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính quốc tế siết chặt và trì hoãn vô thời hạn đối với các khoản vay đến khu vực Mỹ Latin.

Do phần lớn các khoản nợ đều trong ngắn hạn, việc không được bơm tiếp tín dụng đã khiến các quốc gia này nhanh chóng rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả. Hệ quả, hầu hết quốc gia trong khu vực đều không tránh khỏi vòng xoáy nợ công: Argentina (các năm 1982, 1989), Bolivia (1980, 1986, 1989), Brazil (1983, 1986-1987) và Ecuador (1982, 1984). Trong suốt những năm đầu của khủng hoảng, tăng trưởng GDP các nước trong khu vực chỉ còn hơn 2%.

Có nhiều lý giải khác nhau về nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ tại Mỹ Latin, nhưng có thể tóm lược 3 nhân tố chính, gồm: chính sách tài khóa lỏng lẻo; khả năng quản trị kém và tham nhũng; phụ thuộc quá nhiều vào các khoản vay nước ngoài để bù đắp bội chi.

Và châu Âu

Kể từ khi cuộc khủng hoảng nợ công bùng phát ở Hy Lạp, cả châu Âu bắt đầu rơi vào một vòng xoáy nợ công dai dẳng. Theo giới chuyên môn, cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp xuất phát từ các nhóm nguyên nhân chủ yếu: Thứ nhất, tiết kiệm trong nước thấp dẫn tới phải vay nợ nước ngoài cho chi tiêu công. Thập niên 90 tỷ lệ tiết kiệm bình quân của Hy Lạp chỉ ở mức 11%, thấp hơn nhiều so với mức 20% của Bồ Đào Nha, Italia, Tây Ban Nha và có xu hướng sụt giảm nhanh chóng. Do vậy, đầu tư trong nước phụ thuộc khá nhiều vào các dòng vốn từ bên ngoài.

Thứ hai, tham nhũng, trốn thuế và hoạt động kinh tế ngầm ảnh hưởng tiêu cực đến ngân sách. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế không chính thức ở Hy Lạp chiếm tới 25-30% GDP (so với mức 15,6% GDP của Việt Nam; 13,1% GDP của Trung Quốc và Singapore; 11,3% GDP của Nhật Bản). Hệ thống thuế với nhiều mức thuế cao và bộ luật phức tạp cùng với sự điều tiết thiếu hiệu quả của cơ quan quản lý là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trốn thuế và kinh tế ngầm phát triển ở Hy Lạp.

Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, Hy Lạp là một trong những nước có tỷ lệ tham nhũng cao nhất trong Liên minh châu Âu (EU). Năm 2008, hơn 13% người Hy Lạp đã chi tới 750 triệu EUR tiền phong bì cho lãnh đạo khu vực công và khu vực tư.

Thiệt hại tham nhũng gây ra cho Hy Lạp ước tính khoảng 8% GDP. Tham nhũng không chỉ gây ra trốn thuế, còn làm tăng chi tiêu chính phủ, nhắm tới duy trì mức lương cao cho công chức và thực hiện các dự án có vốn đầu tư lớn, thay vì nhắm vào các dự án tạo ra nhiều việc làm và nâng cao năng suất lao động. Mức lương cao không chỉ tạo ra gánh nặng ngân sách mà còn làm cho tính cạnh tranh của nền kinh tế Hy Lạp yếu đi.

Lương cao, đồng EUR tăng giá từ mức 1EUR đổi hơn 0,8USD lên đến 1EUR đổi 1,6 USD trong suốt giai đoạn 2000-2008, đã  khiến sức cạnh tranh của hàng hóa Hy Lạp yếu và hệ quả tất yếu là cán cân thương mại thâm hụt triền miên.

Cuộc khủng hoảng nợ công ở Mỹ Latin những năm 1980 được tích tụ từ những nhân tố tương tự Việt Nam hiện nay.

Cuộc khủng hoảng nợ công ở Mỹ Latin những năm 1980
được tích tụ từ những nhân tố tương tự Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, sự tiếp cận dễ dãi và sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài không hiệu quả. Bên cạnh đó, việc gia nhập Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) năm 2001 là cơ hội lớn để Hy Lạp tiếp cận thị trường vốn quốc tế qua việc sử dụng đồng tiền được các nền kinh tế lớn như Đức, Pháp bảo đảm, cùng với sự quản lý chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Nhờ việc gia nhập Eurozone, Hy Lạp nghiễm nhiên có được hình ảnh ổn định cao và chắc chắn trong mắt các nhà đầu tư, dễ dàng thu hút vốn đầu tư nước ngoài với mức lãi suất thấp. Gần 1 thập niên trước khủng hoảng, Chính phủ Hy Lạp liên tục bán trái phiếu để thu về hàng trăm tỷ USD. Số tiền này lẽ ra có thể giúp kinh tế Hy Lạp tiến mạnh nếu chính phủ có kế hoạch chi tiêu hợp lý.

Tuy nhiên, họ đã chi tiêu quá tay (phần lớn cho cơ sở hạ tầng) và hầu như không quan tâm đến kế hoạch trả nợ. Thứ tư, sự thiếu minh bạch về số liệu thống kê của Hy Lạp đã làm mất niềm tin nhà đầu tư. Hệ quả, làn sóng rút vốn ồ ạt khỏi các ngân hàng của Hy Lạp diễn ra nhanh chóng, đẩy quốc gia này vào tình trạng khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường quốc tế.

(Còn tiếp)

Các tin khác