Thanh lọc thị trường bơm vốn (K1): Định hướng cốt lõi

Từ năm 2013 đến nay, nhiều NHTM phải cạnh tranh gay gắt và chật vật trong việc tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu đề ra, trong khi tín dụng là nguồn thu chủ yếu của NH. Vì vậy, để tồn tại các NHTM đã định hướng lại thị trường, những phân khúc khách hàng khi các NH khác chưa để mắt tới để bơm vốn.

Từ năm 2013 đến nay, nhiều NHTM phải cạnh tranh gay gắt và chật vật trong việc tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu đề ra, trong khi tín dụng là nguồn thu chủ yếu của NH. Vì vậy, để tồn tại các NHTM đã định hướng lại thị trường, những phân khúc khách hàng khi các NH khác chưa để mắt tới để bơm vốn.

Thận trọng lợi nhuận đề ra

Tính đến cuối tháng 6-2014, tăng trưởng tín dụng mới đạt 3,52% so với cuối năm 2013. Tuy tín dụng có sự cải thiện đáng kể so với con số công bố hồi tháng 5, nhưng kết quả này vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 4,5% trong nửa đầu năm 2013. Nguyên nhân tín dụng tăng thấp được NHNN giải thích chủ yếu là do tính quy luật tín dụng thường tăng thấp trong những tháng đầu năm, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn còn yếu, tình trạng nợ đọng ngân sách, vướng mắc trong xử lý tài sản đảm bảo chưa được xử lý dứt điểm, cơ chế bảo lãnh cho doanh nghiệp (DN) vay vốn chưa được đẩy mạnh.

Những tháng đầu năm, dù lãi suất tiếp tục xu hướng giảm do nhu cầu đi vay của DN chưa có nhiều chuyển biến. Trong báo cáo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê về xu hướng kinh doanh của DN năm 2014 tiến hành từ ngày 1-1-2014 đến 30-4-2014 trên 8.100 DN, có đến 50,5% số DN được khảo sát cho biết không vay vốn NH với nguyên nhân chủ yếu là không có nhu cầu vay.

VPBank đang định hướng trở thành 1 trong 3 NH bán lẻ hàng đầu vào năm 2017. Ảnh: LONG THANH 

 VPBank đang định hướng trở thành 1 trong 3 NH bán lẻ hàng đầu vào năm 2017.
Ảnh: LONG THANH

Thật ra, khó khăn trong việc bơm tín dụng đã được các NHTM dự báo từ đầu năm 2014, điều này thể hiện qua việc NH dè dặt hơn khi đặt mục tiêu lợi nhuận cả năm 2014 thay vì đưa ra con số “khủng” như những năm trước, bởi 70-80% thu nhập của NHTM đến từ tín dụng. Cụ thể, Vietcombank chỉ đặt lợi nhuận trước thuế 5.500 tỷ đồng, giảm 4,32% so với mức lợi nhuận NH đã đạt được ở năm 2013; kế hoạch lợi nhuận trước thuế của VietinBank là 7.280 tỷ đồng trong khi năm 2013 đạt đến 7.751 tỷ đồng.

Trong nhóm NHTMCP, các NH lớn cũng thận trọng hơn khi đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, đặc biệt có NH đặt lợi nhuận trước thuế giảm đến phân nửa so với mức lợi nhuận đề ra trong năm 2013. Ở nhóm còn lại, như DongABank do năm 2013 phải trích lập dự phòng rủi ro nên lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 430,19 tỷ đồng, bằng 43% kế hoạch năm, do vậy năm nay chỉ kỳ vọng đạt khoảng 500 tỷ đồng.

Tổng giám đốc một NHTM cho biết, sự thận trọng của các NH xuất phát từ việc nền kinh tế vẫn còn khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN vẫn còn trì trệ, trong khi đó NH phải đảm bảo tăng trưởng tín dụng nhưng phải kiểm soát chất lượng tín dụng. Vì vậy, dự kiến mục tiêu lợi nhuận cho năm nay có phần khiêm tốn hơn.

Mở rộng thị trường bán lẻ

Tín dụng tăng chậm trong khi áp lực cạnh tranh cho vay ngày càng lớn, để giải tỏa khó khăn các NHTM đang có xu hướng thanh lọc thị trường, tập trung vào những mảng lợi thế để thu hút khách hàng vay nhằm cải thiện nguồn thu. Ông Nghiêm Xuân Thành, Tổng Giám đốc Vietcombank, cho biết tăng trưởng tín dụng 6 tháng đạt 6,36%, trong đó dư nợ tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên và các dự án tốt của các DN lớn, chiếm 50% tổng dư nợ.

Techcombank cho biết tiếp tục tập trung vào các DN nhỏ và vừa (DNNVV) và khách hàng cá nhân. DongABank đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% với phân khúc thị trường chính là lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn và DNNVV. Sacombank chú trọng cho vay ưu đãi khi từ đầu năm 2014 đến nay đã triển khai 13 gói cho vay ưu đãi với 25.750 tỷ đồng và 120 triệu USD, trong đó ký kết cho vay theo chương trình kết nối NH-DN của TPHCM khoảng 1.662,6 tỷ đồng và 2 triệu USD.

Bên cạnh tập trung vào các lĩnh vực cốt lõi, các NH đang đẩy mạnh vị thế trên thị trường bán lẻ. Dễ thấy nhất khi nhiều NH đã mua lại các công ty tài chính và hàng loạt NH khác cũng công bố sẽ tiến hành mua lại các công ty tài chính trong thời gian tới. Bởi tổng quy mô thị trường cho vay tiêu dùng trong nước năm ngoái đạt đến 188.000 tỷ đồng, tăng trưởng 12% và dự báo cơ hội tăng trưởng còn rất lớn trong tương lai.

Lãnh đạo một NHTMCP cho biết, bán lẻ đang có xu hướng phát triển mạnh, tạo nguồn thu nhập cao cho NH, vì vậy các NH đang tìm mọi cách để thâm nhập vào thị trường này, giải pháp mua lại công ty tài chính nhằm tận dụng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để tiếp cận thị trường nhanh hơn.

Đến thời điểm này, cuộc đua trên thị trường bán lẻ đang vào hồi gay gắt hơn. Chẳng hạn VPBank, để hiện thực hóa định hướng tập trung cung cấp dịch vụ tín dụng tiêu dùng, trở thành 1 trong 3 NHTMCP bán lẻ hàng đầu vào năm 2017, trước khi mua lại Công ty TNHH MTV Tài chính Than-Khoáng sản Việt Nam (CMF) từ Tập đoàn Than-Khoáng sản, NH này đã thành lập dịch vụ tín dụng tiêu dùng của khối tín dụng tiêu dùng (FE Credit). Sau 3 năm hoạt động, hiện FE Credit đã đặt hệ thống tư vấn bán hàng trên 58 tỉnh, thành với hơn 2.000 điểm cho vay mua xe máy.

Trong năm 2013, lượng khách hàng ký hợp đồng tín dụng của FE Credit đã đạt mốc 300.000, tăng gấp 2 lần so với con số 150.000 khách hàng đạt được vào năm 2012. Ngoài các sản phẩm cho vay, FE Credit còn dự kiến sẽ phát hành thẻ tín dụng trong năm 2014 cho khách hàng có thu nhập thấp và trung bình để mở rộng thị phần.

Sự cạnh tranh khốc liệt của các NH trong nước trên thị trường bán lẻ đang ảnh hưởng đến các công ty tài chính nước ngoài, thể hiện qua sự chạy đua về dịch vụ của không ít đơn vị đang có mặt trên thị trường. Như Home Credit mới đây đã bổ sung 3 dự án mới liên quan đến dịch vụ khách hàng, nhằm tối đa hóa sự minh bạch và hạn chế tối đa những phiền hà, khiếu kiện với mục tiêu giữ chân khách hàng.

(còn tiếp)

Các tin khác