Trung Quốc-Đảo điên tư bản (K2): Ung nhọt bộc phát

Mô hình kinh tế Trung Quốc đang theo đuổi dù mang lại tăng trưởng thần tốc trong 2 thập niên qua, nhưng đi kèm với đó là những cái giá phải trả về môi trường, bất bình đẳng xã hội, tham nhũng và những bong bóng tích tụ.

Mô hình kinh tế Trung Quốc đang theo đuổi dù mang lại tăng trưởng thần tốc trong 2 thập niên qua, nhưng đi kèm với đó là những cái giá phải trả về môi trường, bất bình đẳng xã hội, tham nhũng và những bong bóng tích tụ.

Trung Quốc-Đảo điên tư bản (K1): Sụp đổ mô hình kinh tế?

Nhà xây không để ở

Từ năm 2008, các chuyên gia đã dự báo về một bong bóng nhà đất khổng lồ ở Trung Quốc đang chuẩn bị vỡ, nhưng có vẻ như họ dự báo không chính xác, vì mãi cho đến nay điều đó vẫn chưa xảy ra. Đầu tháng 7, cư dân mạng Trung Quốc truyền tai nhau câu chuyện được một người tự xưng là “dân nhà đất” chia sẻ. Câu chuyện này đã được báo Epoch Times trích đăng lại như một cách giải thích lý do khiến bong bóng nhà đất Trung Quốc vẫn chưa vỡ:

“Tại một quán karaoke, một người đàn ông trung niên ngồi với cháu trai của mình trong một phòng VIP. "Bác" - người cháu nói - "Không ai mua nhà chúng ta xây. Bác phải mau nghĩ cách”. Người đàn ông trung niên nhìn một lát vào mặt cháu trai mình rồi quay lại bàn, cầm một chai rượu trị giá hàng chục ngàn NDT (10.000NDT tương đương 1.600USD). Sau khi rót một ly đầy và uống cạn, ông nói với người cháu trai: “Cháu không cần phải lo lắng. Tất cả những gì cháu cần làm là xây dựng những ngôi nhà”. Người cháu vẫn không hiểu: “Nhưng tại sao vẫn xây nhà nếu không ai mua chúng?”.

“Cháu không biết ư? Bác xây nhà không phải để bán. Dù sao thì hầu hết người dân không thể mua nổi chúng. Việc xây dựng chỉ là một dự án ảo”. Người cháu ngạc nhiên: “Vậy chúng ta lấy đâu ra tiền nếu bác không bán những ngôi nhà?”. “Chúng ta sẽ vay ngân hàng” - người bác đáp. “Vậy chẳng lẽ chúng ta không cần trả lại ư?” - người cháu hỏi.

Người bác bắt đầu giảng giải: “Thí dụ thế này, bác vay 500 triệu của ngân hàng và chỉ dùng 200 triệu để đầu tư dự án, 300 triệu còn lại bỏ túi. Vì vậy, nếu có bán được nhà hay không cũng không thành vấn đề. Sau khi xây nhà xong, chúng ta sẽ tham gia đầu cơ cho đến khi những căn nhà được đẩy giá lên 1 tỷ NDT, rồi tặng vài căn đẹp nhất cho các quan chức. Một khi những công bộc này có trong tay những căn nhà, họ sẽ làm mọi thứ có thể để giữ giá nhà khỏi bị sụt, bởi nếu giá giảm, tài sản của họ cũng mất theo. Đó là cách chúng ta lợi dụng họ”.

“Nhưng tại sao chúng ta không cần trả tiền ngân hàng?” - người cháu thắc mắc. “Trả tiền gì?” - người bác chế giễu. “Chúng ta sẽ sử dụng căn nhà 1 tỷ NDT để làm tài sản thế chấp, rồi tiếp tục vay để phát triển một dự án mới. Cháu cứ ngồi xem bác làm giàu”. “Nếu ngân hàng hết tiền thì sao?” - người cháu hỏi. “Đừng lo. Chính phủ sẽ in thêm tiền” - người bác đáp. “Vậy nếu chính phủ không in thêm tiền?”. “Chúng ta sẽ tuyên bố phá sản và giao những căn nhà cho chính phủ giải quyết” - người bác đáp. “Dù sao thì tất cả tiền bạc của bác đã nằm trong các tài khoản ngân hàng nước ngoài”. Đến đây, người cháu đã hiểu ra thứ gì đó rất quan trọng: Nhà xây không phải để ở”.

Một nghiên cứu gần đây của Đại học Kinh tế-Tài chính Tây Bắc (Trung Quốc) cho biết ở các khu vực thành thị của Trung Quốc, cứ 5 căn nhà lại có 1 căn bỏ hoang. Tỷ lệ trống của những căn nhà đã bán tại khu vực đô thị là 22,4% vào năm 2013, tương đương 49 triệu hộ gia đình, tăng từ 20,6% trong năm 2011. Nghiên cứu dựa trên khảo sát ở 262 quận tại 29 tỉnh. Nghiên cứu cũng cho biết tính đến tháng 8-2013, số nợ vay thế chấp bằng nhà trống ở Trung Quốc đạt 4.200 tỷ NDT (674,33 tỷ USD). Một nghiên cứu công bố hồi tháng 5 của Công ty Môi giới Bất động sản CLSA Research phát hiện có tới 15% nhà ở xây trong 5 năm qua hiện bỏ trống, tương đương 10,2 triệu căn.

Coi rẻ mạng sống

Trong khi cách làm giàu “xây nhà không để ở” đang khiến bong bóng nhà đất tích tụ với tầm mức đáng sợ, thì sự kết hợp giữa thu hút đầu tư bằng lao động giá rẻ và phớt lờ các quy tắc khiến mạng sống của người lao động Trung Quốc bị đe dọa. Điều có vẻ như nghịch lý là ở những công ty càng có mối quan hệ thân thiết với chính quyền, mạng sống của công nhân càng bị coi rẻ.

Foxconn, nhà cung cấp của Apple, đã thu hút sự chú ý trên toàn thế giới vì những báo cáo lặp đi lặp lại về điều kiện làm việc không an toàn tại các nhà máy của họ. Tháng 5-2011, một vụ nổ tại nhà máy iPad của hãng ở Thành Đô đã giết chết 3 nhân viên. Nhưng Foxconn không phải là một trường hợp riêng lẻ, báo chí Trung Quốc đã có vô số bài viết phản ảnh điều kiện làm việc nguy hiểm tại các cơ sở công nghiệp của nước này.

Nghiên cứu của 2 giáo sư Raymond Fisman và Yongxiang Wang (thuộc Columbia Business School và USC Marshall School of Business) chỉ ra rằng dường như tham nhũng là một trong những nguyên nhân chính cho tình trạng này. Nghiên cứu thực hiện trên 276 công ty niêm yết ở Trung Quốc, bao trùm các lĩnh vực dầu khí, khai khoáng, hóa chất và xây dựng; sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn gồm báo cáo của công ty, dữ liệu của chính phủ và phản ảnh của báo chí từ năm 2008-2011. Nghiên cứu xếp loại các công ty “có kết nối” nếu có ít nhất một nhà điều hành từng là cán bộ nhà nước cấp cao.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trung bình tỷ lệ tử vong của người lao động ở các công ty có kết nối cao gấp 5 lần so với các công ty tương tự nhưng thiếu các kết nối chính trị. Nghiên cứu phát hiện những công ty có kết nối có tỷ lệ tử vong của công nhân cao từ năm này sang năm khác.

Hơn nữa, tại một công ty không kết nối, trung bình trường hợp tử vong trên 10.000 người lao động tăng gần 10 người ở 1 công ty trong 1 năm sau khi có sự xuất hiện của một nhà quản lý có các kết nối chính trị, và giảm 6,4 trong năm sau khi nhân vật có kết nối kia rời công ty. Để chính xác hơn, các nhà nghiên cứu đã thu hẹp đối tượng nghiên cứu, chỉ ghi nhận những vụ tai nạn nạn nghiêm trọng (có từ 3 người chết trở lên), rất khó hoặc không thể che đậy.

Và kết quả cũng tương tự. Các nhà nghiên cứu cũng xem xét ảnh hưởng của các vụ tai nạn đối với giá trị thị trường của công ty. Họ phát hiện 30 ngày sau tai nạn, cổ phiếu của công ty có kết nối giảm sâu hơn gần 10% so với các công ty không có kết nối. Một trong các lý do của sự lao dốc cổ phiếu là các nhà đầu tư cho rằng các công ty kết nối sẽ không còn nhận được ưu đãi từ các quan chức của chính phủ sau khi xảy ra một vụ tai nạn nghiêm trọng.

Giải phóng mặt bằng để xây khu thương mại ở ngoại ô Vũ Hán.

Giải phóng mặt bằng để xây khu thương mại ở ngoại ô Vũ Hán.

Đây là một bức tranh rất ảm đạm, nhưng đã có một sự thay đổi dần dần trong chính sách của Bắc Kinh. Trước năm 2004, các quan chức cấp tỉnh trên toàn Trung Quốc được đánh giá dựa trên việc họ đã giúp các nền kinh tế địa phương phát triển như thế nào.

Kể từ đó, nhiều tỉnh đã thực hiện các chương trình khuyến khích những biện pháp cải thiện an toàn lao động. Tỷ lệ tử vong ở những công ty có kết nối tại các tỉnh đó đã giảm hơn 50% so với các công ty có kết nối ở những tỉnh khác, dù vẫn cao hơn nhiều so với tỷ lệ tử vong ở các công ty không kết nối chính trị trong cùng một tỉnh.

(Còn tiếp)

Các tin khác