Trung Quốc cải cách thể chế (K2): Mở cửa thị trường, minh bạch cạnh tranh

Trong bối cảnh quốc tế, khu vực, đất nước có những biến đổi to lớn, sâu sắc chưa từng có, Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc họp tháng 10-2012 đã chính thức đưa “Quan điểm phát triển khoa học” vào văn kiện, trở thành tư tưởng chỉ đạo của Đảng, nhằm trả lời câu hỏi: “Trong tình hình hiện nay, Trung Quốc sẽ thực hiện sự phát triển như thế nào? Làm thế nào để phát triển?”.

Trong bối cảnh quốc tế, khu vực, đất nước có những biến đổi to lớn, sâu sắc chưa từng có, Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc họp tháng 10-2012 đã chính thức đưa “Quan điểm phát triển khoa học” vào văn kiện, trở thành tư tưởng chỉ đạo của Đảng, nhằm trả lời câu hỏi: “Trong tình hình hiện nay, Trung Quốc sẽ thực hiện sự phát triển như thế nào? Làm thế nào để phát triển?”.

Trung Quốc cải cách thể chế (K1): Dò đá qua sông

Dũng khí lớn, trí tuệ lớn

Từ đó đặt vấn đề Đảng cần phải tập trung “nắm chắc quy luật phát triển, sáng tạo lý luận phát triển, đột phá vào những vấn đề khó trong phát triển, đi sâu thực hiện các chiến lược khoa giáo hưng quốc, nhân tài cường quốc và phát triển bền vững, nhanh chóng hoàn thiện phương thức phát triển, có cơ chế thể chế phù hợp với yêu cầu phát triển khoa học, không ngừng giải phóng và phát triển sức sản xuất”…

Đại hội 18 tiếp tục nhấn mạnh thực trạng đất nước Trung Quốc, theo đó cơ bản đất nước vẫn lâu dài ở trong giai đoạn đầu của CNXH là không thay đổi; mâu thuẫn chủ yếu của xã hội, tức mâu thuẫn giữa nhu cầu vật chất văn hóa ngày càng tăng của nhân dân với sản xuất xã hội lạc hậu, là không thay đổi… Trong bất cứ tình huống nào cũng cần phải ghi nhớ nắm vững “quốc tình lớn nhất” giai đoạn đầu của CNXH này, khi thúc đẩy cải cách phát triển bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần phải ghi nhớ nắm chắc thực tế lớn nhất này.

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới, thương mại thứ hai thế giới… nhưng Trung Quốc cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Những vấn đề nổi bật như: phát triển “3 không” (không cân bằng, không hài hòa, không bền vững), phương thức phát triển vẫn theo chiều rộng, năng lực sáng tạo khoa học công nghệ kém; chênh lệch thu nhập giữa các giai tầng trong xã hội tương đối lớn; tình trạng tham nhũng, tiêu cực gia tăng; môi trường sinh thái xuống cấp nghiêm trọng.

Từ nhận thức trên, Đại hội 18 đã định ra những yêu cầu và mục tiêu mới cho xây dựng xã hội khá giả toàn diện, cả về kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị và văn minh sinh thái. Muốn thực hiện mục tiêu mới này, văn kiện đặt vấn đề Đảng cần phải có “dũng khí chính trị và trí tuệ lớn hơn, không bỏ lỡ thời cơ đi sâu cải cách những lĩnh vực quan trọng”. Đặc biệt, Đảng phải “kiên quyết loại bỏ những quan niệm tư tưởng và những khuyết tật về thể chế, cơ chế làm cản trở sự phát triển khoa học”.

Về kinh tế, văn kiện nhấn mạnh phải nhanh chóng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN, kiên trì đi con đường công nghiệp hóa kiểu mới, thông tin hóa, đô thị hóa và nông nghiệp hiện đại hóa. Về mặt chính trị, để thích ứng với yêu cầu mới trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN, văn kiện Đại hội 18 đặt vấn đề phải “kiện toàn hệ thống ràng buộc và giám sát sự vận hành của quyền lực”; dùng cơ chế để “quản quyền, quản việc và quản người”, đảm bảo quyền được biết, được tham gia, được biểu đạt và được giám sát của nhân dân; tăng cường giám sát trong Đảng, giám sát dân chủ, giám sát bằng pháp luật, giám sát của dư luận, nghĩa là - để nhân dân có thể giám sát được quyền lực và để quyền lực phải được vận hành dưới ánh sáng (minh bạch).

Thị trường - vai trò quyết định

Hội nghị Trung ương 3 khóa 18 ĐCS Trung Quốc yêu cầu phải giải quyết tốt mối quan hệ cải cách - phát triển - ổn định khi tiến trình cải cách của Trung Quốc bước vào “giai đoạn công kiên và vùng nước sâu”, coi đây là mục tiêu xuyên suốt với thể chế là khâu đột phá chính. Nghị quyết Hội nghị đã đưa ra quan điểm mới về vai trò của thị trường, theo đó thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực, không phải do cơ chế kế hoạch quyết định.

Thực tiễn hơn 30 năm cải cách ở Trung Quốc cho thấy tuy cơ chế thị trường ngày càng đóng vai trò rõ rệt trong việc phân bổ các nguồn lực, nhưng chưa hề đóng vai trò mang tính quyết định. Tình trạng khép kín giữa các địa phương, phân tách giữa các bộ ngành, các ngành nghề độc quyền lũng đoạn tương đối nghiêm trọng, sự cạnh tranh của các chủ thể thị trường không được phát huy một cách đầy đủ.

Thị trường các yếu tố sản xuất như thị trường đất đai, thị trường vốn, thị trường quyền tài sản, thị trường nhà doanh nghiệp chưa kiện toàn. Giá cả các yếu tố sản xuất bị bóp méo, không phản ánh được một cách chuẩn xác quan hệ cung cầu, quyền hạn của chính phủ trực tiếp phân bổ nguồn lực quá lớn… Những vấn đề này đã làm cản trở sức sống của thị trường và sự phát triển của sức sản xuất.

 Chính vì vậy, bản Quyết định yêu cầu đẩy nhanh việc hình thành hệ thống thị trường hiện đại, mở cửa, có hệ thống luật pháp công bằng, minh bạch, loại bỏ mọi quy định cản trở thống nhất thị trường và cạnh tranh bình đẳng, nghiêm cấm các chính sách ưu đãi phi pháp, bảo hộ địa phương, hành vi lũng đoạn.

Đặc biệt là thị trường đất đai cần tạo lập thống nhất giữa thành thị và nông thôn, giữa đất tập thể và quốc hữu, trong đó cho phép chuyển nhượng, cho thuê, đóng góp cổ phần đối với đất đai xây dựng. Thu hẹp phạm vi trưng thu đất, quy phạm trình tự trưng thu, mở rộng phạm vi đền bù khi giải tỏa, hoàn thiện thị trường thứ cấp cho thuê, chuyển nhượng, thế chấp đất đai.

Hội nghị chủ trương hoàn thiện cơ chế giá cả chủ yếu do thị trường quyết định, cải cách giá điện, nước sạch, dầu, khí đốt, giao thông, thông tin, đất đai, nông sản... theo hướng thị trường.

Từ sau Hội nghị 18, TQ mở cửa hơn cho tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực như điện lực, viễn thông, khái phát tài nguyên...

Từ sau Hội nghị 18, TQ mở cửa hơn cho tư nhân đầu tư
vào các lĩnh vực như điện lực, viễn thông, khái phát tài nguyên...

Đặc biệt, Hội nghị nhấn mạnh yêu cầu tích cực phát triển thành phần kinh tế sở hữu hỗn hợp, nhất là các doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp với nguồn vốn phi công hữu giữ cổ phần chi phối, cho phép các thành phần kinh tế tư nhân tham gia cổ phần vào các dự án đầu tư của nhà nước, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia cải cách doanh nghiệp nhà nước.

Theo Báo cáo công tác Chính phủ Trung Quốc năm 2014, trong năm nay Trung Quốc sẽ đặt ra các biện pháp cho phép vốn phi quốc hữu (tư nhân) tham gia vào các dự án đầu tư của doanh nghiệp Trung ương, trong các lĩnh vực tài chính tiền tệ, dầu mỏ, điện lực, viễn thông, khai phát tài nguyên, sự nghiệp công cộng, nhường một số dự án đầu tư cho vốn phi quốc hữu.

---------------

Kỳ 3: Đề cao liêm chính, chống tham nhũng

Các tin khác