Thực trạng trường nghề (B1): Chiến lược đào tạo đã có

Từ khi đất nước bước vào công cuộc Đổi mới, yêu cầu phát triển nguồn lao động có kỹ năng tay nghề, làm chủ được các phương tiện, máy móc, công nghệ càng trở nên cấp thiết. Thực tế, nhiều năm qua, chúng ta đã có sự đầu tư mạnh mẽ cho lĩnh vực đào tạo nghề nhằm cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, nhiều cơ sở dạy nghề chưa đáp ứng được đòi hỏi trên.

Từ khi đất nước bước vào công cuộc Đổi mới, yêu cầu phát triển nguồn lao động có kỹ năng tay nghề, làm chủ được các phương tiện, máy móc, công nghệ càng trở nên cấp thiết. Thực tế, nhiều năm qua, chúng ta đã có sự đầu tư mạnh mẽ cho lĩnh vực đào tạo nghề nhằm cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, nhiều cơ sở dạy nghề chưa đáp ứng được đòi hỏi trên.

Hiện nay rất nhiều trường nghề đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực có trình độ tay nghề theo nhu cầu của DN trong và ngoài nước.

Hơn 30.000 tỷ đồng hỗ trợ dạy nghề

Có ý kiến cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” như hiện nay là do chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở nước ta chưa chú trọng vào khâu đào tạo nghề. Thực ra, lật lại các cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Dạy nghề (2006), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, đặc biệt là Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành (tháng 5-2012) có thể thấy chủ trương phát triển đào tạo nghề không chỉ được chú trọng mà còn nhận được sự hỗ trợ, đầu tư rất lớn của Nhà nước.

Theo đó, đến năm 2020, chất lượng đào tạo của một số nghề ở Việt Nam sẽ đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới.

Một buổi thực hành của sinh viên Khoa Cơ khí, Trường CĐN TPHCM. Ảnh: M.TUẤN

Một buổi thực hành của sinh viên Khoa Cơ khí, Trường CĐN TPHCM. Ảnh: M.TUẤN 

Tháng 5-2013, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội (LĐ-TB-XH) đã có quyết định phê duyệt 40 trường công lập để tập trung đầu tư thành nghề chất lượng cao đến năm 2020. Trong đó, đến năm 2015 sẽ có 26 trường dạy nghề chất lượng cao, sử dụng 49 chương trình, giáo trình cấp độ khu vực và 26 chương trình, giáo trình quốc tế.

Giai đoạn 2016-2020, Việt Nam sẽ có khoảng 40 trường chất lượng cao, đào tạo mới trình độ cao đẳng nghề (CĐN), trung cấp nghề cho khoảng 2,9 triệu người (trong đó 10% đạt cấp độ quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế).

Để thực hiện mục tiêu này trong ngắn hạn, Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012-2015”. Với kinh phí 30.656 tỷ đồng, chương trình nhằm hỗ trợ phát triển đồng bộ 130 nghề trọng điểm ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế; hình thành 26 trường chất lượng cao, trong đó 5 trường đạt đẳng cấp quốc tế; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40% vào năm 2015; nâng tỷ lệ lao động tìm việc làm qua hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm lên khoảng 30%...

Trường đào tạo tốt

Thực trạng trường nghề (B1): Chiến lược đào tạo đã có ảnh 2So với chương trình đào tạo mang tính chất hàn lâm ở các trường đại học, chương trình đào tạo trường nghề thiết kế chuẩn 70% thời gian thực hành, 30% học lý thuyết. Mục tiêu của trường nghề là đào tạo ra lao động có tay nghề, có kỹ thuật, người trực tiếp tham gia sản xuất. Điều này lý giải tại sao các trường nghề rất quan tâm đầu tư thiết bị để phát triển kỹ năng nghề.Thực trạng trường nghề (B1): Chiến lược đào tạo đã có ảnh 3

Ông Lê Quốc Bình,
Phó Giám hiệu Trường CĐN TPHCM

Với sự đầu tư mạnh về cơ chế chính sách, cũng như nguồn ngân sách dồi dào, nhiều người kỳ vọng bức tranh đào tạo nghề sẽ sớm chuyển biến cả về lượng và chất. Trong 40 trường nghề được chọn xây dựng trường chất lượng cao đến năm 2020, TPHCM góp mặt 4 đơn vị: Trường CĐN TPHCM, Trường CĐN Kỹ thuật - Công nghệ TPHCM, Trường CĐN Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương, Trường CĐN GT-VT Trung ương III.

Trước mắt, đến năm 2015, Trường CĐN TPHCM, Trường CĐN Kỹ thuật - Công nghệ TPHCM sẽ được thụ hưởng nguồn ngân sách từ gói 30.656 tỷ đồng để đầu tư.

Cụ thể, nguồn ngân sách đầu tư cho Trường CĐN TPHCM chiếm khoảng 45% kinh phí hoạt động (khoảng trên 20 tỷ đồng/năm). Ông Lê Quốc Bình, Phó Giám hiệu nhà trường, cho biết với ngân sách được cấp, nhà trường sử dụng đầu tư thiết bị khoảng 10 tỷ đồng.

“Số tiền đầu tư cho trang thiết bị rất lớn, thậm chí có những loại máy móc DN bên ngoài chưa dám đầu tư. Trong khi đó, học phí đối với trường nghề công lập thu theo khung 4-5 triệu đồng/năm là thấp so với những gì sinh viên được thụ  hưởng” - ông Bình cho biết.

Còn tại Trường CĐN Kỹ thuật - Công nghệ TPHCM hiện có 10 khoa, với 3.000 sinh viên. Tất cả các khoa, đặc biệt những khoa đào tạo thiên về kỹ thuật đều được nhà trường đầu tư máy móc, thiết bị thực hành rất hiện đại.

Ông Bùi Văn Trí, Phó Hiệu trưởng, cho biết: “Được sự hỗ trợ của Bộ LĐ-TB-XH, hàng năm trường đầu tư, hiện đại hóa mô hình dạy và học, đồng thời đầu tư máy móc, thiết bị đảm bảo việc học và thực hành đồng bộ ở tất cả các khoa. Ngoài ra, từ năm 2001, Chương trình hỗ trợ kỹ thuật dạy nghề của Đức đã hỗ trợ đầu tư cho trường nhiều thiết bị, máy công nghệ cao, cơ điện tử phục vụ đào tạo nghề”.

Sinh viên không lo thất nghiệp

Trong khi các sinh viên tốt nghiệp các hệ CĐ trở lên đang rất khó xin việc làm, học viên tại các trường nghề lại không lo thất nghiệp. Ông Võ Văn Hiệp, Giám đốc Trung tâm đào tạo bác sĩ máy tính, thuộc Trường CĐN ISPACE, cho biết: “Tại ISPACE, DN tham gia quá trình đào tạo cùng nhà trường. Hàng tháng, DN đến đánh giá, kiểm tra chuyên môn, kiểm tra thực tế năng lực học viên để tuyển dụng. Không kể thu nhập trên đầu sản phẩm, mức lương các nhà tuyển dụng đưa ra đối với học viên chuyên ngành phần mềm 5-7 triệu đồng/tháng, phần cứng 9 triệu đồng/tháng và điện tử 12-15 triệu đồng/tháng”.

Trước đây, DN thường đánh cao sinh viên tốt nghiệp từ Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM và CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, nên học viên các trường nghề khác rất khó xin việc. Để tránh tình trạng phân biệt đối xử, nhiều trường đã mở rộng quan hệ với DN (Intel, Ôtô Trường Hải, SYM, Becamex, Shipyard…) tham gia quá trình đào tạo, đánh giá chất lượng, đào tạo theo đơn đặt hàng… Vì thế, hiện nay tỷ lệ học viên tốt nghiệp trường nghề có việc làm trên 80%, riêng các ngành cơ khí chế tạo, hàn, điện công nghiệp, điện lạnh, công nghệ ô tô… tỷ lệ tốt nghiệp có việc làm gần như 100%.

Theo ông Lê Quốc Bình, Trường CĐN TPHCM rất quan tâm hỗ trợ việc làm cho học viên sau khi ra trường. Thực tế, trong quá trình học viên thực tập, DN đã "chấm", từ đó việc hỗ trợ cũng nhẹ nhàng. Với ngành cơ khí, nhà trường đang hợp tác với Hiệp hội DN Kawasaki (Nhật Bản), chuyên gia Nhật Bản huấn luyện cho sinh viên năm 3 nhằm nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng mềm, văn hóa để học viên có đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các công  ty Nhật Bản.

 ------------------

Bài 2: Vì sao trường nghề teo tóp?

Các tin khác