Đằng sau thỏa thuận pháp lý (K1): Mờ ám JPMorgan-CIA

Thời gian qua thường xuất hiện những tin tức về các thỏa thuận pháp lý trị giá hàng triệu, thậm chí hàng tỷ USD giữa các định chế tài chính với các cơ quan quản lý nhà nước tại Hoa Kỳ và các nơi khác. Điều gì đang xảy ra? Có phải chỉ cần chi tiền cho các thỏa thuận là các định chế có thể “vô tư” phạm pháp?

Thời gian qua thường xuất hiện những tin tức về các thỏa thuận pháp lý trị giá hàng triệu, thậm chí hàng tỷ USD giữa các định chế tài chính với các cơ quan quản lý nhà nước tại Hoa Kỳ và các nơi khác. Điều gì đang xảy ra? Có phải chỉ cần chi tiền cho các thỏa thuận là các định chế có thể “vô tư” phạm pháp?

Các tin tức tội phạm không ngừng xoáy xung quanh JPMorgan Chase trong suốt 18 tháng qua. Điều khiến người ta cảm thấy có vẻ ma quái là trong các thỏa thuận pháp lý có cả những thỏa thuận đối với án hình sự và điều đáng nói là cho đến nay chẳng có một ai ở JPMorgan phải đi tù vì các vụ án đó cả.

13 tháng chi 30 tỷ USD

Công chúng ngơ ngác với những hành động phi pháp bất tận của JPMorgan sau một loạt thỏa thuận pháp lý tiêu tốn hơn 30 tỷ USD chỉ trong vòng 13 tháng tính tới đầu năm nay. Hồi tháng 1, JPMorgan Chase thừa nhận đã tạo điều kiện cho vụ lừa đảo Ponzi lớn nhất trong lịch sử liên quan tới “siêu lừa” Bernie Madoff.

Ngân hàng đã ngoảnh mặt làm ngơ trong khi Bernie Madoff hùng hục biến tài khoản kinh doanh của ông tại JPMorgan Chase thành một đầu mối hoạt động rửa tiền chưa từng có. Giới quan sát tin rằng nếu hoạt động tương tự diễn ra ở bất kỳ một ngân hàng nào khác, nó đã bị báo động từ lâu.

Hồi tháng 1, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã cho phép JPMorgan trả 1,7 tỷ USD và ký một thỏa thuận hoãn truy tố. Điều này có nghĩa một lần nữa không có ai tại JPMorgan phải đi tù cả. Câu hỏi lớn nhất mà không ai có thể trả lời là liệu có hợp lý khi trong nhiều năm qua, các nhân viên pháp lý và chống rửa tiền tại JPMorgan đã bỏ qua hàng trăm vụ chuyển tiền và hàng tỷ USD chuyển qua lại giữa Madoff và tài khoản của Norman Levy. Lẽ ra chỉ cần một vụ chuyển tiền như vậy cũng đủ để tiến hành điều tra.

Báo cáo của một tiểu ban thường trực ở Thượng viện Hoa Kỳ về kết quả điều tra vụ bê bối “Cá voi London” đã đưa ra ánh sáng những gì JPMorgan đã làm trong hoạt động giao dịch chứng khoán tại văn phòng đầu tư ở London. Cá voi London là vụ bê bối giao dịch chứng khoán khiến JPMorgan thua lỗ tới 2 tỷ USD và phải nộp phạt hơn 900 triệu USD cho các nhà chức trách ở Anh và Hoa Kỳ.

Theo tờ Wall Street On Parade, một lý do khiến JPMorgan có thể tạo ra cảm giác ma quái như vậy là nhờ nó có những mối quan hệ mật thiết với các điệp viên CIA. Ngày 28-1, Phó Chủ tịch công nghệ 39 tuổi Gabriel Magee được phát hiện đã chết trên tầng 9 của tòa nhà trụ sở ngân hàng ở châu Âu tại London, dù trước khi chết ông là người khỏe mạnh, yêu đời. Một số người theo chủ nghĩa hoài nghi đặt vấn đề đây có thể là một vụ “giết người diệt khẩu” liên quan đến vụ Cá voi London.

Mối quan hệ mật thiết

Nếu CEO JPMorgan Jamie Dimon cần giúp đỡ giải quyết khủng hoảng, ông không thiếu người để nhờ vả. Trong số đó có Thomas Higgins, cựu Giám đốc quản lý và Giám đốc Kiểm soát hoạt động toàn cầu của JPMorgan. Ông Higgins trước đây là một người đứng đầu bộ phận cán bộ cao cấp (SOSC) của đơn vị mật vụ quốc gia CIA (NCS), quản lý cả Phòng Tài nguyên quốc gia (NRD). Theo nhà báo Jeff Stein của Newsweek, NRD là “đơn vị CIA lớn nhất bạn chưa bao giờ nghe đến”.

Nhà báo James Risen ám chỉ NRD trên New York Times (NYT): “CIA ở New York đứng đằng sau sai phạm của một tổ chức liên bang, mà quan chức tình báo yêu cầu NYT không được nêu rõ. Tổ chức đó là một cơ sở hoạt động để theo dõi và tuyển dụng các nhà ngoại giao nước ngoài ở Liên Hiệp quốc, trong khi trao đổi chọn lọc với các lãnh đạo doanh nghiệp Hoa Kỳ và những người sẵn sàng nói chuyện với CIA sau khi trở về từ nước ngoài”.

Biếm họa về bê bối “Cá voi London”. Minh họa: Allvoices.com

Biếm họa về bê bối “Cá voi London”. Minh họa: Allvoices.com

Stein cho biết các lãnh đạo doanh nghiệp có xu hướng hợp tác với CIA qua NRD để giúp họ giải quyết những rắc rối pháp lý. Trong khi đó, NRD dùng mối quan hệ với các doanh nhân để theo dõi dòng tiền nước ngoài ở Phố Wall cũng như dòng tiền chuyển động trong hệ thống tài chính toàn cầu. Quan trọng hơn, vì những doanh nhân này thường có tiếng nói khá nặng ký đối với Quốc hội.

“Chúng tôi biết không chỉ Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái (SEC), FinCEN (Mạng Thực thi Tội phạm Tài chính) của Bộ Tài chính và các quan chức của Ủy ban Thanh tra tiền tệ đã bỏ sót những sai phạm của Madoff, mà cả những quan chức hàng đầu của CIA” - Stein viết.

Higgins không phải là cựu quan chức CIA duy nhất làm việc cho JPMorgan. Theo hồ sơ trên trang LinkedIn, Bud Cato - một giám đốc an ninh khu vực của JPMorgan Chase - từng làm việc cho các chiến dịch bí mật tại nước ngoài của CIA từ năm 1982-1995; sau đó làm cho Coca-Cola đến năm 2001 và quay trở lại làm cho CIA ở Afghanistan, Iraq và các nước Trung Đông khác cho đến khi gia nhập JPMorgan vào năm 2011.

Ngoài Higgins và Cato, JPMorgan còn quy tụ nhiều cựu nhân viên mật vụ, FBI và các nhân viên thực thi pháp luật, an ninh. JPMorgan và CEO Jamie Dimon đã trở thành tâm điểm chú ý sau khi JPMorgan hiến tặng tới 4,6 triệu USD cho Sở Cảnh sát thành phố New York năm 2011.

JPMorgan cũng được liệt kê là một trong những nhà tài trợ lớn nhất cho một quỹ phi lợi nhuận chuyên hỗ trợ học phí đại học cho con cái của các sĩ quan CIA. Chính mối quan hệ mật thiết đã giúp ngân hàng này chỉ cần vung tiền là có thể thoát các vụ án điều tra hình sự.

(Còn tiếp)

Các tin khác