Công nghiệp phụ trợ các nước (K1): Thái Lan 10 năm “lột xác”

Công nghiệp phụ trợ (CNPT) là ngành chế tạo, gia công các bộ phận chi tiết, linh kiện, phụ tùng, nguyên phụ liệu... cho ngành công nghiệp sản xuất và tiêu dùng. Nó được xem là nền tảng của công nghiệp chính yếu. Theo tính toán của các chuyên gia, đối với một số ngành, giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp rơi vào CNPT 90-95% tùy theo tính chất kỹ thuật ngành, còn 2 giai đoạn đầu và cuối chỉ chiếm 5-10%. Nắm bắt tầm quan trọng này của CNPT, nhiều quốc gia đã có những chiến lược phát triển và để lại những kinh nghiệm quý báu.

Công nghiệp phụ trợ (CNPT) là ngành chế tạo, gia công các bộ phận chi tiết, linh kiện, phụ tùng, nguyên phụ liệu... cho ngành công nghiệp sản xuất và tiêu dùng. Nó được xem là nền tảng của công nghiệp chính yếu. Theo tính toán của các chuyên gia, đối với một số ngành, giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp rơi vào CNPT 90-95% tùy theo tính chất kỹ thuật ngành, còn 2 giai đoạn đầu và cuối chỉ chiếm 5-10%. Nắm bắt tầm quan trọng này của CNPT, nhiều quốc gia đã có những chiến lược phát triển và để lại những kinh nghiệm quý báu.

Kỳ 1:Thái Lan 10 năm “lột xác”

Đột phá

Từ những năm 1960, Thái Lan đã chú ý đến CNPT và có một số chính sách hỗ trợ phát triển lĩnh vực này. Tuy nhiên, phải đến sau cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á, chính phủ nước này mới thực sự ý thức được tầm quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) và CNPT. Năm 1999, Thái Lan đã triển khai một kế hoạch toàn diện phát triển DNNVV và CNPT và đến nay đã trở thành nước có nền CNPT phát triển bậc nhất khu vực Đông Nam Á.

Sản xuất Ford Fiesta tại Rayong, Thái Lan.

Sản xuất Ford Fiesta tại Rayong, Thái Lan.

Theo phúc trình Nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương của Đại học Warsaw (Ba Lan), trước khủng hoảng tài chính Đông Á (1997), các chính sách kinh tế vĩ mô ở Thái Lan chỉ chú trọng đến các doanh nghiệp lớn vì tiềm năng xuất khẩu của chúng.

1 năm rưỡi sau khủng hoảng tài chính 1997, trước những vấn đề nghiêm trọng như hoạt động sản xuất kinh doanh lao dốc, thất nghiệp tăng vọt, nghèo đói tràn lan, chính phủ Thái Lan mới chú ý hơn đến DNNVV như một nguồn tạo công ăn việc làm và thu nhập. Sự thay đổi trong chính sách cũng có một phần tác động từ những khuyến nghị của các định chế quốc tế, đặc biệt là Nhật Bản, nước có nhiều doanh nghiệp đầu tư sang Thái Lan.

Theo sau phúc trình Mitzutani của Nhật Bản năm 1999, chính phủ Thái Lan đã xây dựng một kế hoạch phát triển toàn diện đối với DNNVV và CNPT. Nhiều biện pháp hỗ trợ đã được đưa ra, như thành lập Công ty Bảo đảm DNNVV, Ngân hàng DNNVV; triển khai hệ thống tư vấn DNNVV và hệ thống đại học DNNVV; cho phép sử dụng các nhà tư vấn và các tổ chức đào tạo nước ngoài...

Trước đó, từ năm 1985, Thái Lan đã thành lập Phòng Phát triển CNPT (BSID) trong Ủy ban Xúc tiến công nghiệp (DIP) thuộc Bộ Công nghiệp với sự hỗ trợ của Nhật Bản. Mục tiêu chính của BSID là hỗ trợ DNNVV hoạt động trong các ngành CNPT như phối hợp với Nhật Bản tổ chức các khóa đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho lao động trong các doanh nghiệp này, đưa ra quy hoạch tổng thể cho phát triển CNPT.

Tiếp nối BSID, Ủy ban Đầu tư Thái Lan (BOI) đã thành lập Bộ phận Liên kết công nghiệp (BUILD) để thúc đẩy hợp tác giữa các công ty trong nước và các công ty nước ngoài trong ngành CNPT. Bộ phận này chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về cơ sở dữ liệu các nhà cung cấp. DIP cũng đưa ra và thực hiện chương trình phát triển các nhà cung cấp quốc gia (NSDP).

Thành tựu

Công nghiệp phụ trợ các nước (K1): Thái Lan 10 năm “lột xác” ảnh 2Chúng tôi chọn Thái Lan vì nguồn cung cấp linh phụ kiện tại đây rất tốt. Cơ quan xúc tiến đầu tư nước này luôn tích cực tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Chính phủ Thái Lan có hàng loạt chính sách thông thoáng. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và xuất khẩu cũng rất phát triển. Đầu tư tại đây có thể xuất khẩu ra cả khu vực.Công nghiệp phụ trợ các nước (K1): Thái Lan 10 năm “lột xác” ảnh 3

Ông Michael Pease,
Tổng giám đốc Ford Việt Nam năm 2011

Hiện nay Thái Lan có 19 ngành CNPT ở 3 cấp: lắp ráp, cung cấp thiết bị phụ tùng và linh kiện, dịch vụ. Riêng trong ngành công nghiệp ô tô, tính đến năm 2007, Thái Lan đã có 2.000 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, trong đó gần 400 nhà sản xuất chuyên về phôi đúc hoặc rèn.

Với bước đi này, từ chỗ từng bước nội địa hóa phụ tùng nay Thái Lan đã xuất khẩu cả ô tô với linh kiện được sản xuất tại chỗ. Tính đến cuối năm 2011, các nhà cung cấp phụ tùng nội địa đã chiếm số lượng lớn nhất với 1.700 công ty so với 16 công ty nước ngoài. Nhờ đó, tỷ lệ nội địa hóa ngành xe hơi đã lên tới 70-80%. Chính phủ Thái Lan từ việc quy định tỷ lệ nội địa hóa (năm 1996) 40% với xe tải nhỏ, 54% với xe tải khác, đã tiến đến yêu cầu động cơ diezel phải được sản xuất trong nước.

Từ giữa những năm 2000, khi đã hội đủ năng lực nền tảng của CNPT, Thái Lan buộc các nhà đầu tư nước ngoài đã ổn định trong sản xuất kinh doanh phải thay đổi theo chiến lược để tuân thủ tỷ lệ nội địa hóa trên.

Điều này kéo theo những dự án đầu tư mở rộng nhà xưởng sản xuất ngay tại chỗ, gần một nửa các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô lớn nhất thế giới đã đặt nhà máy tại Thái Lan như Ford, General Motors, BMW, Daimler Chrysler, Mitsubishi, Mazda, Toyota, Isuzu, Nissan, Honda, Yamaha và Suzuki. Hiện nay, Thái Lan là nhà sản xuất xe hơi lớn nhất khu vực ASEAN và đang hướng tới vị trí thứ 10 trên toàn cầu.

-----------------

 Kỳ 2: Nhật Bản và Malaysia

Các tin khác