Nô lệ thời hiện đại (K1): Nô lệ trồng cần sa

Những nạn nhân rơi vào tay bọn buôn người đã bị biến thành nô lệ thời hiện đại. Họ bị bóc lột sức lao động hoặc tệ hơn là bị ép buộc làm những chuyện phạm pháp như trồng cần sa, mại dâm. Lực lượng thực thi pháp luật nên đối xử với họ như thế nào, câu hỏi này đang gây ra những cuộc chiến pháp lý nóng bỏng.

Những nạn nhân rơi vào tay bọn buôn người đã bị biến thành nô lệ thời hiện đại. Họ bị bóc lột sức lao động hoặc tệ hơn là bị ép buộc làm những chuyện phạm pháp như trồng cần sa, mại dâm. Lực lượng thực thi pháp luật nên đối xử với họ như thế nào, câu hỏi này đang gây ra những cuộc chiến pháp lý nóng bỏng.

Tội phạm hay nạn nhân

Trong chỗ ngủ chật chội ở một thị trấn miền Bắc nước Anh, cô gái người Trung Quốc tên Min kể về kẻ đã đưa cô sang đây.

Min cho biết gia đình cô là thành viên của Pháp Luân Công (một pháp môn dạy cách tu dưỡng thân thể và tinh thần), nên để tránh gặp rắc rối với cảnh sát, bà của Min đã gởi gắm cô cho một người đàn ông với hy vọng giúp cô có được cuộc sống mới tại Anh. Bà của cô không ngờ rằng mình đã giao trứng cho ác. Cuộc hành trình cách nay đã 5 năm nhưng cô gái này vẫn chưa hết kinh hoàng, cô khóc khi nhớ lại: "Chúng tôi phải chui nhủi từ nơi này sang nơi khác.

Cảnh sát tấn công một nhà máy cần sa ở Leyton, London. Nhiều nạn nhân của bọn buôn người bị ép buộc làm việc trong những nhà máy như thế có thể bị bỏ tù.

Cảnh sát tấn công một nhà máy cần sa ở Leyton, London.
Nhiều nạn nhân của bọn buôn người bị ép buộc làm việc trong những nhà máy
như thế có thể bị bỏ tù.

Họ đánh đập, giam giữ và đe dọa nếu tôi tìm cách bỏ trốn họ sẽ giết chết người thân của tôi". Điểm đến cuối cùng của Min là một nhà máy sản xuất cần sa ở Anh, tại đó một lần nữa Min bị cầm tù và bị ép phải trồng cần sa. Chuỗi ngày khổ sai của Min được chấm dứt nhờ vào cuộc bố ráp của cảnh sát.

Tuy nhiên, Min lại bị buộc tội trồng cần sa và kết án 12 tháng tù giam. Sau khi Min mãn hạn tù, Cơ quan Biên giới Anh mới thừa nhận rằng "có khả năng" Min là nạn nhân của bọn tội phạm buôn người.

Ngay cả khi đã thừa nhận như thế, cơ quan này vẫn cho rằng tuy Min chịu sự kiểm soát của bọn buôn người ở thời điểm cô bị bắt vào năm 2008, nhưng vì cô đã thoát khỏi tình trạng đó nên giờ đây cô không thể được xem như nạn nhân buôn người và cô sẽ bị trục xuất. Min sợ đến nỗi không ngủ được khi nghĩ tới chuyện bị trục xuất về Trung Quốc, bọn buôn người sẽ không tha cho cô và người thân.

Vấn đề cảnh sát và tòa án nên đối xử như thế nào với những người như Min hiện đang là trọng tâm của một cuộc chiến pháp lý dữ dội ở Anh và châu Âu. Chỉ thị mới nhất của Liên minh châu Âu (EU) chống lại nạn buôn người quy định rằng các quốc gia ký kết, trong đó có Anh, phải cho phép các công tố viên bỏ qua những trường hợp mà họ xét thấy bị đơn là nạn nhân của bọn buôn người, nhưng Anh thường xuyên phớt lờ chỉ thị này.

Nhóm bảo vệ trẻ em bị buôn bán ECPAT UK đã cảnh báo rằng Chính phủ Anh hiện không thực thi tất cả các hệ thống mà chỉ thị EU yêu cầu. Theo đó cần có sự bảo vệ nhiều hơn cho những trẻ em bị buộc tội hình sự nhưng là nạn nhân nạn buôn người.

Xử như thế nào

Không chỉ ở Anh, các luật sư còn cố gắng thúc đẩy bảo vệ nạn nhân buôn người ở các nước khác. Bà Maria Grazia Giammarinaro - đại diện đặc biệt về vấn đề buôn người tại Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu, đồng thời là thẩm phán cấp cao ở Italia - cho biết: "Nhiều người trong đó có cả trẻ em đang bị buôn bán để làm những việc phạm pháp, như móc túi, trồng cần sa. Đây là vấn đề nhức nhối vì khi bị phát hiện, họ sẽ bị đối xử như tội phạm thực sự".

Là người trong ngành tòa án, bà thừa nhận có những công tố viên và thẩm phán lo ngại ý tưởng không trừng phạt tội phạm-nạn nhân sẽ dẫn tới kẽ hở trong luật hình sự. Nhưng bà cũng cho rằng nguyên tắc của luật hình sự là người ta không thể bị trừng phạt vì một tội lỗi bị ép buộc phải làm ngoài ý muốn.

Tuy nhiên, điều này khó ở chỗ hiếm khi lời biện hộ "phạm tội vì bị đe dọa tính mạng" phát huy hiệu quả đối với nạn nhân buôn người. Lý do, bọn buôn người chọn "con mồi" sống trong hoàn cảnh nghèo đói, xung đột, gia đình gặp nguy biến… những yếu tố làm cho con mồi trở nên dễ bị tổn thương, rồi thao túng, đưa con mồi rơi vào vòng kiểm soát một cách lâu dài, có chủ đích. Thế nhưng, trong hầu hết trường hợp, những yếu tố này lại không được xem như mối đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Trong một vụ việc gây chú ý, tại phiên tòa phúc thẩm dự kiến diễn ra vào tháng 5, các luật sư sẽ cố gắng kháng án cho 4 trẻ em Việt Nam bị các tội liên quan đến cần sa, với lập luận rằng không nên kết tội hình sự bởi bản thân các em đã là nạn nhân của những kẻ buôn người.

Luật sư Parosha Chandran, người đại diện cho 2 trong số 4 trẻ em, cho biết với chỉ thị mới của EU, chính phủ phải có nghĩa vụ cung cấp nhiều sự bảo vệ hơn cho các nạn nhân bị buôn người. "Các từ ngữ đặc biệt khuyến cáo chống lại việc trừng phạt các nạn nhân bị bắt buộc phải phạm tội. Việc phi hình sự hóa dành cho nạn nhân nên được công nhận, không chỉ vì tính pháp lý mà còn vì tính đạo đức thể hiện sự chia sẻ những tổn thương và lạm dụng mà các nạn nhân phải chịu đựng" - luật sư Chandran nói.

Luật sư Chandran cũng đang đưa một trường hợp tương tự ra tòa án châu Âu về quyền con người, nhằm kháng án cho một trẻ vị thành niên Việt Nam khác bị bỏ tù vì tội liên quan tới cần sa. Kết quả của trường hợp này được cho là sẽ có tác động lớn đến các phòng xử án trên khắp châu Âu.

----------

Kỳ 2: Nô lệ tình dục

Các tin khác