Nỗi lo di sản thế giới (K1): Bảo vệ hay phá hoại?

Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc giúp các di sản quốc gia được UNESCO công nhận di sản thế giới, góp phần nâng cao vị thế quốc gia và thúc đẩy du lịch, kinh tế. Tuy nhiên, di sản thế giới có thực sự mang lại lợi ích cho bản thân di sản và cho đất nước? ĐTTC ghi nhận kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về vấn đề này.

Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc giúp các di sản quốc gia được UNESCO công nhận di sản thế giới, góp phần nâng cao vị thế quốc gia và thúc đẩy du lịch, kinh tế. Tuy nhiên, di sản thế giới có thực sự mang lại lợi ích cho bản thân di sản và cho đất nước? ĐTTC ghi nhận kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về vấn đề này.

 Tháng 4-2009, tờ Independent của Anh có bài viết gây tranh cãi khi đặt vấn đề: “Có phải UNESCO đang hủy hoại di sản thế giới?”. Tờ báo cho rằng việc được công nhận di sản thế giới không đóng góp nhiều cho nỗ lực bảo tồn, bảo vệ di sản, mà ngược lại khiến chúng nhanh chóng bị hủy hoại hơn.

 “Chạy” di sản

Chương trình Di sản thế giới của UNESCO là nỗ lực bảo vệ những di sản quý báu của loài người trên khắp hành tinh, được lấy cảm hứng từ vụ giải cứu quần thể Đền Abu Simbel có từ thế kỷ 13 TCN ở Ai Cập. Năm 1954, Cairo công bố kế hoạch xây dựng một đập nước ở Aswan, có thể làm ngập lụt những ngôi đền.

Vì vậy, UNESCO triển khai một chiến dịch huy động ngân sách trên toàn thế giới để di dời những ngôi đền. Thành công của vụ giải cứu đã truyền cảm hứng cho hàng loạt dự án bảo tồn di sản ở các nước như Italia, Pakistan và Indonesia. Và tại một hội nghị Liên Hiệp quốc năm 1972 ở Stockholm, tinh thần đó được kết tinh thành Công ước Di sản Thế giới.

Tháp London bị tổn hại nhiều hơn từ khi được công nhận di sản thế giới.

Tháp London bị tổn hại nhiều hơn từ khi được công nhận di sản thế giới.

Di sản thế giới đầu tiên được UNESCO công nhận năm 1978. Tính đến năm 2012, cả thế giới có 962 di sản được công nhận, trong đó 745 là di sản văn hóa, 188 di sản thiên nhiên và 29 di sản hỗn hợp, ở 157 nước. Italia là nước có nhiều di sản thế giới đã được công nhận nhất, với 47 di sản, tiếp theo là Tây Ban Nha (44) và Trung Quốc (43). Anh đứng ở vị trí thứ 8 với 29 di sản.

Trong danh sách di sản thế giới có tên Đền Taj Mahal, Kim tự tháp Giza hay Hẻm Núi lớn (Grand Canyon)… Đó là những kỳ quan tự nhiên và nhân tạo được xem có giá trị vượt trội đối với loài người, tầm quan trọng của chúng vượt ranh giới về lãnh thổ, chính trị và cả kinh tế. Các di sản là mục tiêu bảo tồn, bảo vệ khỏi ô nhiễm, trộm cắp, chiến tranh, thiên tai và các dự án phát triển mới.

Tuy nhiên, Independent cho rằng đó chỉ là trên lý thuyết, còn thực tế, những mục đích cao đẹp khi thiết lập Công ước Di sản nay đã bị mai một do ảnh hưởng của thói quan liêu của một bộ phận quan chức UNESCO và sự tác động từ các thế lực bên ngoài.

Điển hình là việc công nhận mỏ bạc Iwami Ginzan ở đảo Honshu Island của Nhật Bản. Mỏ này bị đóng cửa vào năm 1923, đến những năm 1970, nó đã trở thành một thành phố ma và gần như bị quên lãng. Nhưng đến năm 2007, sau nhiều vận động của Chính phủ Nhật Bản, khu hầm mỏ mà Independent mô tả là “một cái lỗ trên mặt đất” đã được gia nhập hàng ngũ những kỳ quan như Đền Taj Mahal hay Vạn Lý trường thành với tư cách di sản thế giới. Independent cho rằng các chính trị gia Tokyo đã dùng sức ảnh hưởng của họ để “ép” UNESCO công nhận mỏ Iwami là di sản thế giới.

Trước đó Hội đồng Quốc tế về  di tích và di sản (ICMS - cơ quan tư vấn cho Ủy ban Di sản của UNESCO) đã nhận định Iwami không thỏa mãn bất kỳ điều kiện nào trong 10 tiêu chí xếp hạng di sản do UNESCO đưa ra.

Lợi bất cập hại

Tháng 12-2008, Vương quốc Anh tuyên bố sẽ dừng mọi nỗ lực lập hồ sơ công nhận di sản thế giới tại nước này, sau một nghiên cứu cho thấy quá trình xin UNESCO công nhận di sản thế giới quá tốn kém, trong khi lợi ích mang lại không tương xứng. Theo nghiên cứu, chi phí lập hồ sơ cho một di sản thế giới 400.000 bảng (606.048USD - 12,66 tỷ đồng) và thêm 150.000 bảng (227.268USD) mỗi năm để duy trì được vị trí đó.

Các tác giả nghiên cứu cũng cho biết tư cách di sản thế giới không thúc đẩy du lịch cũng như công tác bảo tồn như kỳ vọng, có rất ít du khách đến các khu di sản thế giới của Anh được biết rằng đó là di sản thế giới.

Nghiên cứu được đưa ra chỉ vài tháng sau khi Scotland ăn mừng di sản thế giới thứ 5 của họ được công nhận và đang có kế hoạch xin công nhận thêm nhiều di sản nữa. Ngay lập tức, Anh cho thành lập một tổ cố vấn để xem xét kỹ hơn về chương trình công nhận di sản ở trong nước. Các nhà chỉ trích cho rằng UNESCO hầu như bất lực trong việc bảo vệ các di sản đang có nguy cơ.

Chẳng hạn, trong chiến tranh Iraq, xe tăng Hoa Kỳ đã nghiền nát những tàn tích của Babylon; tại Afghanistan, Taliban phá hủy những bức tượng Phật còn sót lại từ thế kỷ thứ 5; tại Mali, các phiến quân đốt thư viện chứa những bản thảo vô giá… Tại Anh, Tháp London lâm vào tình trạng nguy cơ sau khi được công nhận di sản thế giới do có quá nhiều khách du lịch đổ đến. Tình trạng tương tự cũng xảy ra với quần thể Angkor Wat của Campuchia.

Vậy UNESCO bảo vệ các di sản thế giới như thế nào? Về nguyên tắc, các quan chức UNESCO sẽ khảo sát định kỳ các di sản. Một khi phát hiện có những vấn đề gây tổn hại cho di sản hoặc đe dọa di sản, họ sẽ phát hành cảnh báo cho nước chủ quản.

Cơ chế này bị chỉ trích là “quá nhẹ”. Họ chỉ có một “vũ khí” duy nhất để đe dọa chính phủ các nước có di sản, là rút di sản đó ra khỏi danh sách di sản thế giới. Tuy nhiên, trong lịch sử 40 năm, UNESCO chỉ dùng vũ khí này 2 lần, một lần đối với Đền thờ Oryx khi hoạt động khai thác dầu đã hủy hoại 90% khu di sản, một lần với thung lũng Elbe ở Dresde (Đức) do việc xây cây cầu đường bộ có 4 làn xe qua sông Elbe. Sau nhiều nghiên cứu, kể từ năm 2009, số di sản thế giới được công nhận tại Anh đã “đóng băng” ở 28 di sản.

----------------

Kỳ 2: Tác động kinh tế

Các tin khác